Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Dấu hiệu và Mẹo xử lý đúng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng dị ứng khá phổ biến. Xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên, hoạt chất dị ứng trong các loại thức ăn như hải sản, thịt bò, đậu phộng, nhộng tằm… Một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh như nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa, phù nề da, thậm chí khó thở, nặng hơn tiến triển thành sốc phát phản vệ, đe dọa tính mạng nếu không can thiệp điều trị kịp thời. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Hải sản là một trong những loại thức ăn cơ thể dễ dị ứng và gây nổi mề đay

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là bệnh gì? Cơ chế bệnh sinh

Dị ứng thức ăn là một trong những dạng dị ứng thường gặp nhất, bên cạnh dị ứng thuốc, thời tiết, môi trường… Và người bị dị ứng thức ăn bị nổi mề đay ngoài da được xem là triệu chứng bệnh phổ biến, ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc hệ hô hấp. 

Theo các chuyên gia, dị ứng thức ăn nổi mề đay là hiện tượng hệ miễn dịch nhận diện nhầm lẫn các chất có trong thực phẩm được nạp vào cơ thể là dị nguyên có hại cho, thường là protein. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản sinh bạch cầu nhằm chống lại dị nguyên, từ đó gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể. 

Cụ thể cơ chế bệnh sinh của nổi mề đay dị ứng thức ăn như sau:

  • Thức ăn dị ứng khiến cơ thể phản ứng quá mức, sản sinh nhiều histamine và chất trung gian. Chúng tác động lên mạch máu, làm giãn thành mạch, tăng tính thấm của thành mạch… Hậu quả là gây ứ đọng, tích tục độc tố dị ứng, xung huyết, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, làm tăng co thắt cơ trơn… 
  • Một số nghiên cứu khác còn cho thấy protein dị ứng có tính bền với nhiệt, nên khi vào trong dạ dày không bị phân hủy bởi enzyme và axit tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn vào trong cơ thể chúng sẽ giữ nguyên cấu trúc, chuyển hóa hấp thụ vào máu và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng. 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mề đay do dị ứng thức ăn

Các chuyên gia cho biết, cho đến nay các thông tin được cho là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn làm nổi mề đay cũng chỉ là giả thuyết. Nhưng nhiều nghiên cứu lại cho rằng, bị dị ứng với thức ăn dẫn đến nổi mề đay có thể được gây ra cho các yếu tố sau: 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Trẻ nhỏ lần đầu ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng trong trạng thái hệ miễn dịch yếu kém rất dễ bị dị ứng thức ăn nổi mề đay
  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người trưởng thành, do đó tần suất nổi mề đay của trẻ cũng nhiều hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt, yếu kém chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời nên việc cơ thể dễ phản ứng với các tác nhân lạ trong thực phẩm dẫn đến dị ứng cũng là điều dễ hiểu.
  • Di truyền: Dị ứng thức ăn nổi mề đay có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng hạn ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này hoặc các bệnh da liễu nói chung thì nguy cơ thế hệ con cháu đời sau cũng sẽ mang gen bệnh và bùng phát vào một thời điểm nào đó. 
  • Suy giảm chức năng nội tạng: Khi thức ăn dị ứng vào trong dạ dày, các dưỡng chất sẽ được hấp thu và chuyển hóa qua các cơ quan như ruột non, gan, sau đó bài tiết ở đại tràng. Tuy nhiên, nếu các cơ quan nội tạng này bị suy giảm chức năng, dưỡng chất được hấp thu nhưng không chuyển hóa được hết sẽ tích tụ, ứ đọng trong cơ thể làm kích phát phản ứng dị ứng mề đay. 
  • Sự tác động của môi trường: Những người sống trong môi trường có điều kiện sống tồi tàn, ô nhiễm hoặc đang bùng phát các ổ dịch truyền nhiễm thường có hệ miễn dịch nhạy cảm và dễ bị dị ứng thức ăn dẫn đến nổi mề đay. Ngoài ra, thói quen ăn uống kém khoa học, ăn nhiều thực phẩm không dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay dị ứng mẩn ngứa khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thức ăn thường bùng phát rất nhanh, chỉ mất khoảng vài tiếng, thậm chí vài phút kể từ khi thức ăn được nạp vào trong cơ thể. Lúc này, trên da bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mề đay như:

  • Da nổi các nốt mẩn đỏ, sưng phù giống như vết mũi cắn, nhưng có xu hướng phồng to và lan rộng hơn do gãi mạnh;
  • Các tổn thương ngoài da xuất hiện nhiều hoặc ít tùy theo mức độ phản ứng của cơ thể với tác nhân dị ứng; 
  • Kèm theo tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy lúc âm ỉ, lúc dữ dội, thậm chí ngứa dai dẳng kéo dài, ngứa về đêm… 
Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Các nốt mẩn đỏ, da sưng phù ngứa ngáy thường xuất hiện sau khoảng vài phút kể từ ăn thực phẩm dị ứng

Kèm theo các triệu chứng mề đay, người bị dị ứng thức ăn còn phải chịu một số triệu chứng liên quan khác như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy hoặc các triệu chứng toàn thân như nổi mề đay khó thở, sưng toàn bộ mặt, lưỡi và sưng tấy cổ mửa. Trong trường hợp này, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kiểm soát hơi thở, ngăn chặn tiến triển thành sốc phản vệ và bảo toàn tính mạng. 

Bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh dị ứng thức ăn gây nổi mề đay không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của nó lại gây nhiều phiền toái cho sức khỏe, chất lượng giấc ngủ cũng như tâm lý, tinh thần của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ rất tự ti và e ngại trong giao tiếp.

Hầu hết các trường hợp bệnh đều có thể đáp ứng tốt với những cách chữa đơn giản tại nhà hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh nặng, triệu chứng bùng phát cấp đột ngột và không can thiệp điều trị kịp thời, hoặc chủ quan không điều trị có thể gây ra một số biến chứng sau: 

  • Da thâm nhiễm, dày sừng và sậm màu mất thẩm mỹ, ngứa ngáy do người bệnh thường xuyên đưa tay lên cào gãi, chà xát mạnh. 
  • Biến chứng chàm hóa mề đay do da tổn thương, yếu và khô nứt nẻ. Sau khi khỏi chúng có thể để lại nhiều vết sẹo trên da, tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Dị ứng thức ăn làm tăng nồng đồ IgE trong cơ thể, không chỉ gây triệu chứng nổi mề đay mà còn xuất hiện nhiều biến chứng da liễu khác như chàm, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng… 

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả

Dị ứng thức ăn gây nổi mề đay có thể được kiểm soát bằng một số phương pháp sau: 

1. Cách kiểm soát triệu chứng mề đay cấp do dị ứng thức ăn 

Khi đã xác định được nguyên nhân làm phát sinh mề đay cấp là do thức ăn, bản thân người bệnh cần thực hiện các biện pháp kiểm soát triệu chứng tạm thời để phần nào. Dưới đây là một số giải pháp cần thực hiện:

Loại bỏ thực phẩm dị ứng 

Để xác định được loại thực phẩm gây dị ứng, bạn cần rà soát lại kỹ xem những loại thực phẩm nào mình đã từng ăn hoặc thiết lập thực đơn riêng (ít nhất trong vòng 1 tuần) để tìm xem loại thực phẩm dị ứng đó là gì và loại bỏ nó ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Hoặc sau khi đã điều trị các triệu chứng mề đay xong mà vẫn chưa tìm được loại thực phẩm gây dị ứng là gì, bạn hãy ăn thử từng món để xem cơ thể có phát sinh triệu chứng dị ứng hay không. Chẳng hạn như nếu nghi ngờ dị ứng thịt gà thì chỉ ăn thịt gà suốt cả ngày, không ăn món khác. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Thực hiện lịch ăn uống cụ thể ít nhất trong vòng 1 tuần để xác định loại thực phẩm dị ứng và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn

Một số loại thực phẩm dị ứng thường gặp như: 

  • Đậu phộng hoặc thực phẩm, sản phẩm làm từ đậu phộng; 
  • Các món ăn từ thịt bò giàu đạm;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua, kem…;
  • Đồ uống có màu đậm như cà phê, coca, trà;
  • Hải sản như tôm, cua, cá, mực, ốc, nghêu, sò..;
  • Trái cây chua như bưởi, cam, chanh, cà chua hoặc các loại nước ép làm từ trái cây chua; 

Xử lý tại chỗ

Khi cơ thể phát sinh triệu chứng mề đay ngoài da ngay sau khi ăn các loại thực phẩm dị ứng, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp xử lý tại chỗ sau: 

  • Móc họng cho nôn ra: Đây là thủ thuật đơn giản giúp bạn nôn ra những thực phẩm vừa ăn. Sau khi tống hết thức ăn gây dị ứng ra khỏi dạ dày, các triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm ngay lập tức. Đồng thời biện pháp này còn giúp ngăn chặn tiến triển thành sốc phản vệ nguy hiểm tính mạng. 
  • Súc miệng nước muối ấm: Sau khi nôn xong, bạn pha một ly nước muối ấm pha loãng để súc miệng. Nước muối sẽ giúp loại bỏ những dị nguyên còn sót lại trong khoang họng, xoa dịu kích ứng, cải thiện triệu chứng phù nề, ngứa ngáy…
  • Uống nước ấm: Cuối cùng là uống 1 ly nước ấm để giảm mùi vị khó chịu bên trong miệng, ổn định dạ dày và cải thiện các triệu chứng dị ứng mề đay. 

Thông thường, sau khi thực hiện các biện pháp này, triệu chứng dị ứng thức ăn gây nổi mề đay sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không bớt, từng nốt mẩn đỏ, mảng da sưng phù ngứa ngáy ngày càng có xu hướng lan rộng, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp. 

Mẹo giảm mề đay mẩn ngứa ngoài da

Chăm sóc làn da kỹ lưỡng tại nhà cũng là một cách hiệu quả giúp làm giảm triệu chứng mề đay do dị ứng thức ăn và hỗ trợ rút ngắn quá trình điều trị. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Bôi kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả khi bùng phát mề đay dị ứng đột ngột
  • Chườm đá lạnh: Nhiệt lạnh của đá khi chườm lên vùng da bị tổn thương mề đay dị ứng có tác dụng làm mát và xoa dịu kích ứng, giảm ngứa tức thì. Bạn dùng một tấm vải mỏng bọc đá lạnh và chườm lên vùng da mề đay trong khoảng 10 phút. Tuy hiệu quả nhưng cách này chỉ có tác dụng tạm thời, nên có thể thực hiện vài lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Tắm các dung dịch chống ngứa: Sử dụng một số nguyên liệu lành tính có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa mề đay như baking soda, muối tắm, bột yến mạch… Bạn dùng 1 trong những nguyên liệu này pha vào nước tắm để giúp cải thiện triệu chứng bệnh, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu trên da. Sau đó, bạn cần phải tắm lại bằng nước ấm và lau khô. 
  • Tránh dùng sản phẩm kích ứng da: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, chiết xuất organic, không chứa hương liệu hay chất độc hại khiến da khô, kích ứng nặng hơn. 
  • Luôn giữ cho cơ thể mát mẻ: Để làn da luôn khô ráo, thoáng mát, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng dị ứng mề đay ngứa ngáy do dị ứng thức ăn, bạn cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, mặc quần áo rộng rãi và tắm nước mát mỗi ngày. 
  • Tránh gãi ngứa: Việc gãi ngứa là điều không cần thiết vì càng gãi chỉ càng ngứa thêm, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Thay vào đó, hãy thay bằng các cách giảm ngứa tự nhiên khác an toàn hơn. 
  • Bôi tinh dầu tràm trà: Bạn có thể cho tinh dầu tràm trà vào nước tắm hoặc pha loãng rồi bôi lên vùng da mề đay ngứa ngáy sau khi tắm để cải thiện triệu chứng. Loại tinh dầu này còn có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng thức ăn tại đường hô hấp như thông mũi, giảm ho khan, giảm ngứa cổ họng. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay cần phải chú ý cẩn trọng trong chế độ ăn uống. Ngoài việc loại bỏ thực phẩm dị ứng, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để hỗ trợ cải thiện triệu chứng mề đay cùng các triệu chứng dị ứng liên quan khác. Cụ thể như sau:

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh thực phẩm dị ứng và bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, hỗ trợ giảm dị ứng

Thực phẩm nên ăn

Tập trung bổ sung các loại thực phẩm có lợi giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh dị ứng thức ăn gây nổi mề đay. Dưới đây là các loại thực phẩm bạn nên ăn:

  • Cá béo: Như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích… trong chế độ ăn uống của người bị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay. Vì trong các loại cá này chứa hàm lượng cao axit béo omega-3 có khả năng chống viêm. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch giảm thiểu phản ứng dị ứng mề đay.
  • Rau xanh, trái cây: Các dược chất trong rau xanh, trái cây tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu viêm, thậm chí loại bỏ được nguyên nhân gây nổi mề đay. Đồng thời, trong nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Các loại gia vị: Tỏi, gừng, nghệ…đều là những loại nguyên liệu gia vị tốt cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng mề đay do dị ứng thức ăn hiệu quả. 
  • Các loại thực phẩm màu đỏ và tím: như các loại quả mọng, quả anh đào, nho đỏ tím, củ cải đường… rất giàu anthocyanin có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm thiểu phản ứng dị ứng. 
  • Các loại thực phẩm giàu magiê: Chẳng hạn như hạnh nhân, hạt điều, cám lúa mì, tảo… là những loại thực phẩm tốt giúp hỗ trợ kiểm soát phản ứng dị ứng mề đay nhờ khả năng làm giãn cơ, giãn mạch máu. 
  • Sữa chua và các sản phẩm có chứa lợi khuẩn: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều tế bào miễn dịch giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh kháng thể, tăng sinh tế bào bạch cầu. Từ đó giúp ngăn không cho cơ thể không hấp thu quá mức các chất dị ứng. 
  • Rượu vang đỏ: Rượu vang đỏ rất tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì sự cân bằng ổn định và cải thiện chức năng của đường ruột. Đồng thời, trong rượu vang đỏ còn có chứa hoạt chất như quercetin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, ức chế quá trình sản sinh histamine, từ đó giảm thiểu phản ứng dị ứng mề đay. 

Thực phẩm không nên ăn

Khẩu phần ăn hàng ngày cần loại bỏ các loại thực phẩm sau: 

  • Giảm đường, muối: Trong các đợt bùng phát mề đay cấp tính, người bệnh cần giảm lượng đường và muối trong chế biến thức ăn hàng ngày. Vì những chất này sẽ làm tăng nặng phản ứng dị ứng và kích thích mạnh đến thần kinh ngoại biên, tăng nặng các triệu chứng dị ứng như sưng viêm, ngứa ngáy. Ngoài ra, ăn nhiều muối và đường còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm các tổn thương trên da nặng hơn, khó chữa lành và khó phục hồi. 
  • Các loại thực phẩm dị ứng: Khi đang bị phù nề do mề đay dị ứng thức ăn, hãy loại bỏ loại thực phẩm dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu phộng, trứng, sữa… Đặc biệt, nếu da bị phù nề nghiêm trọng hãy hạn chế ăn nhiều canh, súp và uống ít nước lại cho đến khi triệu chứng thuyên giảm bớt. 
  • Thực phẩm giàu đạm: Hàm lượng đạm cao trong thịt bò, cá biển, tôm, cua… rất dễ gây dị ứng. Đặc biệt, khi đang bị mề đay, hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ rất khó dung nạp và chuyển hóa làm phát sinh phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn. 
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những món chế biến nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, gà rán, khoai tây chiên… dễ gây nóng trong người, khiến da khô ráp, bong tróc, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu do dị ứng. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Trên thực tế, không có một loại thuốc Tây nào có thể chữa được bệnh dị ứng thực phẩm gây nổi mề đay. Tuy nhiên, dùng thuốc vẫn là giải pháp được ưa chuộng nhất hiện nay vì các dược chất trong thuốc có khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh ngoài da do nổi mề đay và cả bên trong cơ thể do dị ứng thức ăn. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Certirizin là thuốc trị mề đay dị ứng thức ăn thuộc nhóm kháng Histamin H1 có tác dụng giảm triệu chứng bệnh

Dưới đây là một số loại thuốc trị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay như:

  • Thuốc kháng histamine H1: Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng cơ chế sản sinh histamine trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng mề đay ngoài da. Một số loại thuốc kháng histamine như:
    • Các loại thuốc ethylendiamin như Tripelennamine và Pyrilamine là loại được dùng phổ biến nhất trong điều trị dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thuốc. Tác dụng chính là an thần và gây tê tại chỗ. 
    • Các piperazine như meclizine, cyclizine, certizine, hydroxyzine… có tác dụng chống nôn và xoa dịu kích ứng mề đay. 
    • Các alkylamin như chlopheniramin, rompheniramin… có tác dụng chống dị ứng nhẹ. 
    • Các phenothiazin là loại thuốc kháng histamin H1 mạnh nhất trong tất cả các loại trên. Tuy nhiên, do được dùng dưới dạng tiêm nên cần thận trọng tránh gây tác dụng phụ sốc phản vệ, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. 
    • Các piperidin như loratadine, terfenadin, astemizol, azatadine, levocabastine, cycloheptadin… giúp xoa dịu kích ứng dị ứng thức ăn mề đay mức độ trung bình. 
  • Nhóm thuốc Epinephrine: Loại thuốc này có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, ức chế khả năng cảm thụ triệu chứng khó chịu. Thường dùng cho người bị dị ứng nặng, được dùng dưới dạng khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch. 
  • Thuốc dạng tiêm: Để điều trị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chữa hen suyễn dạng tiêm như Omalizumab. Loại thuốc này có tác dụng khá hiệu quả nhưng do có chi phí cao hơn so với các loại thuốc khác trên thị trường. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng ngoài da mề đay do dị ứng thức ăn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc bôi như Glycerin, Menthol, Zinc… Ngoài ra, kết hợp bôi kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho làn da, ngứa ngáy khó chịu. 

Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc trị dị ứng thức ăn gây mề đay đều có thể gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định dùng thuốc của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. Không tự ý tăng giảm liều thuốc hoặc lạm dụng trong thời gian dài để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Đồng thời, duy trì sử dụng thuốc theo đúng liệu trình đã kê đơn, không ngắt quãng giữa chừng. 

3. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Trong dân gian có rất nhiều loại dược liệu tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy ngoài da do dị ứng hiệu quả. Chẳng hạn như:

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Gel nha đam giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm và dưỡng ẩm da, cải thiện tổn thương mề đay do dị ứng thức ăn
  • Tắm lá trà xanh, lá khế tươi: Trong 2 loại lá này có chứa các dược chất như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn giúp xoa dịu các kích ứng trên da, giảm sưng viêm và ngứa ngáy. Bạn đun sôi lá khế hoặc lá trà xanh đã được rửa sạch, đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh dùng để tắm. 
  • Bôi gel nha đam: Trong gel nha đam có chứa các dưỡng chất cần thiết cho làn da, làm mát, xoa dịu kích ứng mề đay, từ đó giảm cơn ngứa ngáy khó chịu. Rửa sạch vùng da bị mề đay dị ứng, bôi gel nha đam lên da, để yên trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước. 
  • Đắp bã lá bạc hà: Lá bạc hà có đặc tính kháng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả, đặc biệt lành tính có thể sử dụng trực tiếp cho làn da đang bị tổn thương dị ứng. Dùng một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn cùng vài hạt muối hột. Rửa sạch vùng da bị bệnh, đắp bã lá bạc hà lên, đợi khoảng 15 – 20 phút sau rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

4. Điều trị mề đay dị ứng thức ăn theo Đông y

Trong Đông y, bệnh mề đay dị ứng thức ăn là vấn đề sức khỏe có mối liên hệ với nhiều tạng trên cơ thể. Nó không chỉ là hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da thông thường mà nó còn là biểu hiện của việc rối loạn chức năng các tạng trong cơ thể, mất cân bằng âm dương, cộng với việc suy giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các tác nhân dị ứng xâm nhập vào trong cơ thể, tích tụ độc tố dưới da và phát sinh thành các triệu chứng. 

Điều trị nổi mề đay do dị ứng thức ăn chủ yếu tập trung vào xử lý bệnh toàn diện, vừa điều trị làm giảm triệu chứng bên ngoài, bên trong đường tiêu hóa vừa chữa lành căn nguyên gây bệnh, chữa lành từ bên trong, tăng cường sức khỏe toàn diện để hạn chế bệnh tái phát, đảm bảo an toàn cho cơ thể. 

Hiện nay, trong rất nhiều phương thuốc Đông y chữa mề đay dị ứng thức ăn, Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được ghi nhận là bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay do Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường với 150 năm hình thành và phát triển bào chế ra. Bài thuốc này được kế thừa từ những tinh hoa y học cổ truyền, lý luận Đông y chính thức kết hợp với công thức bí truyền của Dòng họ Đỗ Minh. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Chữa dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả bằng Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Sau một thời gian dài hơn 1 thập kỷ ứng dụng bài thuốc, Lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 của Dòng họ Đỗ Minh và hiện đang là Giám đốc chuyên môn của Nhà thuốc Nam Đỗ Minh đường) đã ứng dụng các kiến thức y học của mình và điều chỉnh lại các vị thuốc, liều lượng sao cho phù hợp với bệnh nhân hiện đại. Bài thuốc này bao gồm 3 bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình:

  • Bài thuốc mề đay dị ứng 
  • Bài thuốc Bổ thận giải độc
  • Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết

Mỗi bài thuốc là sự kết hợp từ nhiều vị thuốc dược liệu quý, lành tính, phối hợp theo tỷ lệ vàng. Chúng được kết hợp chặt chẽ, hài hòa và bổ trợ lẫn nhau, bài thuốc phát huy tác dụng dược lực tối đa, giúp liệu trình điều trị đạt hiệu quả cao dựa trên cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG để dứt điểm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa rõ rệt. 

Sử dụng 100% dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, được trồng tại nhà thuốc và thu hoạch, sơ chế theo quy trình nghiêm ngặt. Nhờ đó mà bài thuốc Mề đay Đỗ Minh còn được đánh giá rất cao và phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Nếu có nhu cầu sử dụng bài thuốc hoặc có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ theo thông tin sau:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội – Hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 – 0969720212 – 0969720219 – 0987976816
  • Cơ sở Tp HCM: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh – Hotline: 0938 449 768 – 0932 088 186 – 0936427358

Phòng ngừa dị ứng thức ăn gây nổi mề đay 

Dị ứng thức ăn gây nổi mề đay thực chất không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu để bệnh tái phát nhiều lần, thường xuyên mà không điều trị chắc chắn sẽ càng làm tăng sự nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp đẩy lùi triệu chứng, kiểm soát diễn tiến bệnh khỏi hẳn, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Khi đã xác định loại thức ăn dị ứng, hãy loại bỏ chúng vĩnh viễn khỏi thực đơn ăn uống và thay thế bằng một loại thực phẩm khác phù hợp hơn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không dinh dưỡng, chế biến sẵn, đóng hộp chứa chất bảo quản mà bạn không biết là chất gì để hạn chế nguy cơ dị ứng. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi ăn cũng là một cách giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng. 
  • Khi đi ăn ở nhà hàng, quán ăn bên ngoài, hãy thông báo cho nhân viên biết việc bạn dị ứng với một loại thực phẩm nào đó có trong món ăn để họ loại bỏ hoặc thay thế bằng một loại khác phù hợp. 
  • Nếu bản thân có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, hãy luôn mang theo thuốc dị ứng bên người. Việc này sẽ giúp các triệu chứng dị ứng cấp được kiểm soát nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng, rủi ro khó lường cho sức khỏe. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là phản ứng ngoài da bình thường để chống lại tác nhân dị ứng trong thực phẩm. Dù không quá nguy hiểm nhưng cũng hãy kiểm soát nó nhanh nhất có thể. Trong trường hợp nặng hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger