Đau Lưng Trên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Cải Thiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

So với đau thắt lưng thì đau lưng trên ít gặp hơn nhưng nó cũng gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Đây là tình trạng thông thường, nhưng nếu gặp tình trạng đau khắp vùng lưng từ bả vai kéo xuống đến lưng, hơn nữa cơn đau âm ỉ kéo dài thì cần phải cảnh giác, vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý xương khớp nào đó. Khi đó, bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.

Đau giữa lưng trên là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Phần lưng trên gồm khung sườn nối với xương ngực và xương dưới 2 bả vai. Vì thế, khi bị đau cột sống lưng trên thường kèm theo đau sau ngực và đau trên bụng gọi là đau bụng trên kèm đau lưng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng trên
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng trên

Đau lưng phía trên là triệu chứng rất phổ biến hiện nay và rất có thể nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp nguy hiểm. Trong các triệu chứng đau lưng trên, dấu hiệu đau lưng phía trên bên trái là thường gặp hơn cả. Vậy đau lưng trên bên trái là bệnh gì?

Đau thần kinh liên sườn

Đau lưng phần trên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của đau dây thần kinh liên sườn. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Một số trường hợp khác có kèm theo các biểu hiện khác như đau tức ngực, sau đó cơn đau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống.

Cơn đau thường xảy ra liên tục suốt ngày đêm, đau tăng lên khi hít thở sâu, khi thay đổi tư thế. Bệnh đau dây thần kinh liên sườn thường rất hay tái phát vì vậy người bệnh cần đi khám để có phác đồ điều trị cụ thể. Chữa trị sớm thì cơ hội dứt điểm bệnh càng cao.

Bệnh liên quan đến cột sống lưng

Các bệnh lý phổ biến có biểu hiện đau lưng trên có thể kể đến như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống,… Khi bị các bệnh lý này xảy ra ở đốt sống D1 – D5 sẽ có triệu chứng đau nhức vùng lưng trên. Các bệnh lý này khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng tới vận động, cuộc sống nên cần được điều trị sớm.

Viêm khớp cột sống

Theo cấu tạo của cấu trúc xương, mỗi chiếc xương sườn sẽ được gắn liền với 2 bên đốt sống tạo nên một liên kết chặt chẽ và giúp cột sống vận động dễ dàng hơn. Theo thời gian, các bộ phận này sẽ bị bào mòn, suy yếu gây nên tình trạng đau vùng lưng trên bên trái.

Viêm khớp cột sống nếu không sớm được điều trị sẽ làm mòn hết các sụn giữa xương, khiến các khớp khi vận động sẽ ma sát với nhau gây thoái hóa, thoát vị. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại và khi đứng lên, ngồi xuống.

Đau lưng trên có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp cột sống
Đau lưng trên có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp cột sống

Bệnh về phổi

Triệu chứng đau lưng trên bên trái còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh về phổi. Các bác sĩ cho biết, phần lưng trên có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận bên trong như màng phổi, hệ tim mạch,… Đặc biệt là với bộ phận phổi, mang phổi áp sát ngay phần lưng nên khi bị mắc vấn đề về phổi thì lưng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo và gây đau.

Ngoài ra, cần chú ý đến hiện tượng đau lưng trên và khó thở, ho đau lưng trên, đau nhói ở lưng trên,… Khi những dấu hiệu này song song, rất có thể là do bạn đang mắc bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản hay tắc mạch phổi,…

Bệnh lý về phổi rất nghiêm trọng và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Nên tốt nhất, khi có hiện tượng đau sống lưng trên, nhất là đau cột sống lưng trên khó thở bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.

Nguyên nhân gây đau lưng trên 

Đau lưng trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng trong nhiều trường hợp, tình trạng này xảy ra là do một số yếu tố khách quan bên ngoài. Bao gồm những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Chấn thương: Đây là điều thường thấy trong cuộc sống của chúng ta. Việc chơi thể thao, làm việc quá sức hay bưng bê vật nặng không đúng cách, tai nạn giao thông… đều có thể xảy ra với bất cứ ai. Và nếu những ngoại lực này tác động lên vùng lưng trên thì sẽ khiến cho vị trí này bị tổn thương, đau đớn.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm những công việc lao động chân tay, bưng bê nặng nhọc hoặc ngồi quá lâu như nông dân, công nhân, người làm văn phòng… đều là nhóm đối tượng có tỷ lệ bị đau lưng trên khá nhiều.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt như ngủ sấp, nằm đệm quá cứng, ngồi máy lạnh trong thời gian dài, đi dày cao gót, ngồi làm việc không đúng tư thế… đều có thể trở thành tác nhân cơ học khiến cho vùng lưng trên bị đau nhức.
  • Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý căng thẳng quá mức sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể bao gồm cơ bắp, cột sống, xương khớp bị co cứng lại. Lúc này mọi vận động sẽ không thoải mái và các cơn đau xuất hiện.
Căng thẳng, vận động sai tư thế... đều có làm vùng lưng bị đau nhức
Căng thẳng, vận động sai tư thế… đều có làm vùng lưng bị đau nhức

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một số yếu tố khác cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị đau lưng trên ở một người. Cụ thể là những người trong độ tuổi 30 đến 40 có nhiều nguy cơ mắc bệnh đau lưng trên hơn so với những người ở nhóm tuổi khác. Hoặc những người thừa cân, béo phì, người thường xuyên dùng chất kích thích… cũng đều tạo áp lực lên các cơ lưng, khiến chúng bị căng ra và làm gia tăng tình trạng đau lưng trên.

>> Xem thêm: Đau Nhức Xương Khớp Sau Khi Uống Rượu, Bia Và Cách Khắc Phục

Phương pháp chẩn đoán đau lưng trên

Như đã nói ở trên, hiện tượng đau lưng trên có thể xuất hiện do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Đó có thể chỉ là triệu chứng đau cơ học do vận động sai tư thế hay làm việc quá sức… Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thấy bản thân có những biểu hiện sau, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị:

  • Đau lưng trên có kèm theo các triệu chứng ngứa bụng, ngứa tay hoặc chân.
  • Chân tay có cảm giác tê bì, yếu ớt.
  • Không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện, đại tiện.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bệnh, tiền sử mắc bệnh. Sau đó thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ phản xạ, vận động, sự linh hoạt của cơ bắp, cột sống. Cuối cùng là sẽ chỉ định sử dụng một số xét nghiệm, chụp chiếu (X-quang, CT, MRI) từ cơ bản đến chuyên sâu để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh cụ thể.

Cách điều trị đau lưng trên hiệu quả

Khi bị đau lưng trên cần có những biện pháp hỗ trợ giảm đau để không gây khó chịu và không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu là những cơn đau do chấn thương cơ học thì chỉ cần áp dụng một số biện pháp dân gian hay mẹo là có thể giảm đau. Ngược lại, nếu có hiện tượng đau bụng trên và đau lưng kèm theo đau lưng trên khó thở thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm như bệnh về phổi, thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…

đau lưng trên
Từng loại bệnh, từng mức độ bệnh sẽ có những cách chữa khác nhau

Trong trường hợp có triệu chứng đau lưng trên được xác định là do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì nên cần tìm hiểu về biện pháp chữa trị. Dưới đây là một số mẹo làm giảm đau lưng trên và cách chữa đau lưng trên do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Mẹo vặt giúp giảm đau lưng trên

Để giúp cải thiện những cơn đau mà không muốn sử dụng đến thuốc kháng sinh, người bệnh có thể thử áp dụng một số mẹo chữa dân gian. Với nguyên liệu là các thảo dược lành tính có sẵn trong vườn nhà, một số bài thuốc sau đây sẽ mang đến hiệu quả điều trị bất ngờ cho những trường hợp đau lưng mới khởi phát ở mức độ nhẹ:

  • Mẹo chữa từ hạt mướp: Chuẩn bị khoảng 20 hạt mướp già, rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi sao vàng. Sau đó dùng hạt mướp đã sao vàng đun sắc thành nước thuốc để uống. Các dược chất có trong hạt mướp có tác dụng giảm tê mỏi khớp xương, đẩy lùi các cơn đau lưng.
  • Mẹo chữa từ rễ đinh lăng: Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều vitamin B và hơn 20 loại axit amin. Chúng có khả năng giúp người bệnh lưu thông khí huyết, đào thải độc tố và giảm đau nhức vùng lưng. Cách thức hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng 10g rễ đinh lăng đã phơi khô mang đi sắc thành nước thuốc để uống hàng ngày là đã có thể giúp cải thiện được bệnh.
  • Mẹo chữa từ quả đu đủ: Loại quả này có vị ngọt, tính bình, chứa hoạt chất papain, có công dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giúp giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Người bệnh có thể chữa đau lưng bằng cách dùng đu đủ xanh, khoét một lỗ phía đầu, bỏ hạt rồi đổ rượu trắng vào, đẩy nắp lại. Sau đó mang đu đủ đi hấp cách thủy đến khi chín tới thì dùng phần rượu bên trong đu đủ để xoa bóp vùng lưng bị đau nhức.

>> Xem thêm: 6 Cách Chữa Đau Lưng Bằng Cây Xương Rồng Cho Hiệu Quả Bất Ngờ

Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Nhiều người khi bị đau lưng sẽ cảm thấy ngại vận động và chỉ muốn nằm hoặc ngồi một chỗ để nghỉ ngơi. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho xương khớp bị co cứng lại, mọi hoạt động sau đó sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và có thể thực hiện các bài tập chuyên biệt dành cho người đau lưng, sẽ giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục khớp xương tốt hơn. Một số gợi ý dành cho bạn:

  • Bài tập 1: Người bệnh nằm sấp xuống dưới sàn, dang hai tay ra phía sau. Sau đó nâng đầu và chân lên, uốn cong lưng thành hình cánh cung. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi từ từ đưa cơ thể về trạng thái ban đầu và lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp phần cột sống lưng trên căng giãn và trở nên dẻo dai hơn.
Bài tập 1 còn được gọi là bài tập cánh chim én
Bài tập 1 còn được gọi là bài tập cánh chim én
  • Bài tập 2: Bài tập này cần sự hỗ trợ của 1 chiếc ghế. Người bệnh đứng thẳng, cách ghế khoảng 1m. Sau đó đặt 2 tay lên thành ghế, từ từ uốn cong phần lưng xuống, cố gắng cúi thấp người xuống mức tối đa. Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 30 giây, rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác.
  • Bài tập 3: Người bệnh quỳ gối lên sàn, 2 tay chống xuống sàn, mở rộng khoảng cách bằng vai, song song với 2 đùi chân. Sau đó hóp bụng vào, đầu cúi xuống, lưng uốn cong lên, giữ tư thế trong khoảng 10 giây. Từ từ đẩy bụng xuống, đầu ngước lên, lưng cong xuống, giữ tư thế trong khoảng 10 giây. Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại các động tác.

Khi tập luyện các bài tập, người bệnh cần chú ý khởi động kỹ trước khi tập để tránh trật các khớp xương, phản tác dụng. Thứ nữa là không tập quá sức và nên tập luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của kỹ thuật viên để đảm bảo có hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc điều trị đặc hiệu

Khi các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên, qua nhiều ngày mà cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh sẽ phải đi khám và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp đau lưng do bệnh phổi thì bác sĩ sẽ khám xét cẩn thận và có phác đồ trị bệnh theo từng giai đoạn. Còn với trường hợp đau lưng do bệnh xương khớp, thì các loại thuốc được sử dụng sẽ bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Ở mức độ đau thông thường thì sẽ sử dụng các loại thuốc như Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac… Ở mức độ năng hơn, có thể dùng đến thuốc giảm đau chứa Opioids như Acetaminophen, Oxycodone, Percocet…
  • Thuốc chống viêm chứa Steroid: Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm cho phù hợp.
  • Thuốc khác: Thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm…), thuốc chống trầm cảm, thuốc bổ có chứa các vitamin nhóm (B1, B6, B12).

Phần lớn các loại thuốc tân dược điều trị bệnh xương khớp nói chung đều có tác dụng làm giảm đau nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ mang tính tạm thời. Người bệnh sẽ dễ dàng bị tái phát sau một thời gian ngừng thuốc. Bên cạnh đó, do hàm lượng hóa học cao nên sẽ gây áp lực cho dạ dày và việc đào thải độc tố của gan, thận. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng và dùng thuốc trong thời gian dài. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi cơn đau nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu
Khi cơn đau nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu

Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc Đông y để thay thế. Với nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, thuốc Đông y được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa của nhiều người bệnh. Bên cạnh đó, y học cổ truyền điều trị bệnh luôn hướng tới sự cân bằng, đảm bảo cơ thể sau khi chữa khỏi sẽ được nâng cao chức năng ngũ tạng và có sức khỏe tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Vì lẽ đó mà chữa bệnh bằng Đông y đang là xu hướng lựa chọn của nhiều bệnh nhân hiện nay.

>> Đọc thêm: Cây đại tướng quân giúp bệnh đau cột sống thắt lưng tan biến

Giảm đau lưng bằng các biện pháp vật lý trị liệu

Đối với những cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống nặng thì việc vận động của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sử dụng thuốc điều trị sẽ không giúp bệnh nhân hoàn toàn trở về trạng thái bình thường như lúc ban đầu. Vì vậy, các biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng để hỗ trợ người bệnh hồi phục chức năng vận động tốt hơn. Có rất nhiều loại hình trị liệu vật lý, phổ biến có:

  • Châm cứu, bấm huyệt: Là phương pháp sử dụng lực của bàn tay và các loại kim châm để tác động vào các huyệt vị trên cơ thể, giúp đả thông kinh mạch, giải phóng điểm chèn ép, tăng cường dẫn truyền dưỡng chất đến nuôi gân xương, sụn khớp. Người bệnh từ đó mà nhanh giảm đau hơn.
  • Tập vật lý trị liệu: Có thể là tập chủ động hoặc có thêm sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại. Phương pháp này sẽ giúp giải phóng điểm chèn ép rễ thần kinh, tái tạo các mô sụn bị tổn thương, tăng lưu thông máu và hạn chế các áp lực tại cột sống lưng.
  • Chườm nóng: Đây thực chất là thuộc biện pháp nhiệt trị liệu, sử dụng sức nóng của túi chườm nước hoặc ngải để kích thích máu huyết tại vùng lưng bị đau.
  • Biện pháp trị liệu khác: Ngoài ra, còn rất nhiều biện pháp trị liệu khác, có thể kể đến như xoa bóp, chiếu tia laser, sóng radio, đắp dầu paraphin… để giảm đau.
Các biện pháp trị liệu vật lý sẽ hỗ trợ người bệnh khôi phục chức năng vận động nhanh hơn
Các biện pháp trị liệu vật lý sẽ hỗ trợ người bệnh khôi phục chức năng vận động nhanh hơn

Cách phòng tránh đau lưng trên

Đau lưng trên nếu xảy ra trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, sụn khớp, gân xương. Lâu dần người bệnh sẽ bị thoái hóa, thoát vị. Vì vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh bị đau lưng trên, người bệnh nên chú ý đến những điều sau đây:

  • Thay đổi tư thế xấu hàng ngày, luôn giữ lưng thẳng, không thường xuyên khom cúi lưng. Nếu công việc thường xuyên phải cong lưng thì dành thời gian để nghỉ ngơi, tập luyện để tăng sự dẻo dai cho cột sống và giảm áp lực lên vùng lưng.
  • Không nên ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Sau khoảng 60 phút thì nên vận động đi lại để tăng sự linh hoạt cho xương khớp, cột sống, tránh để các khớp bị co cứng.
  • Khi bưng bê, nâng vật nặng cần thận trọng, thực hiện đúng cách. Dùng lực từ chân và tay để nâng đồ, cố gắng không cong lưng và tạo áp lực cho cột sống.
  • Tạo dựng thói quen tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, cột sống.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể tăng đề kháng.

Như vậy đau lưng trên là bệnh gì hay đau lưng trên bên trái là bệnh gì đã có câu trả lời. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm (trừ trường hợp đau lưng trên khi mang thai là dấu hiệu bình thường), nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cho nên, muốn chữa bệnh này, ngoài việc áp dụng bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau.

>> Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng là bệnh gì? [XEM NGAY]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger