Đau Khớp Ngón Tay Cái Và Phương Pháp Điều Trị Tốt Nhất Hiện Nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau khớp ngón tay cái là tình trạng khá phổ biến. Cơn đau xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Mô tả cơn đau khớp ngón tay cái

Cơn đau khớp ngón tay cái có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số mô tả phổ biến về cảm giác đau này:

Cơn đau khớp ngón tay cái
Cơn đau khớp ngón tay cái có thể âm ỉ liên tục hoặc đau nhói
  • Đau nhức: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác đau âm ỉ liên tục hoặc đau nhói tại khớp ngón tay cái, đặc biệt khi sử dụng ngón tay để cầm nắm hoặc thực hiện các động tác cụ thể.
  • Cảm giác căng/tức: Có thể xuất hiện cảm giác căng hoặc tức tại vùng khớp, làm giảm khả năng di chuyển linh hoạt của ngón tay.
  • Sưng và đỏ: Vùng khớp có thể trở nên sưng và đỏ, điều này thường đi kèm với viêm và kích ứng.
  • Hạn chế vận động: Đau đớn có thể gây ra khó khăn trong việc thực hiện các động tác cầm nắm, làm giảm dần phạm vi vận động tự nhiên của ngón tay.
  • Cảm giác tê cứng: Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy ngón tay cái của mình tê cứng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau một thời gian không sử dụng.
  • Âm thanh lạo xạo/ kêu cót két: Khi cử động, ngón tay cái có thể phát ra âm thanh lạo xạo hoặc kêu cót két do sự ma sát bất thường giữa các bề mặt khớp.
  • Triệu chứng khác
    • Hoạt động của ngón tay bị giảm và khó có thể thực hiện động tác cầm nắm, hay véo.
    • Giảm phạm vi chuyển động của khớp ngón tay
    • Gốc ngón tay cái có hiện tượng to ra hoặc để lộ cục xương.

Nguyên nhân gây gây bệnh thường gặp

Đau khớp ngón tay cái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề cơ bản đến các tình trạng y tế cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Viêm khớp: Viêm khớp ngón tay cái nguyên nhân phổ biến của đau khớp ngón tay, bao gồm viêm khớp do thoái hóa (còn gọi là thoái hóa khớp) và viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp xảy ra do mòn của sụn khớp, trong khi viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dẫn đến viêm và phá hủy khớp.
  • Viêm bao gân: Còn gọi là hội chứng De Quervain, đây là tình trạng viêm của các gân và vỏ bao gân ở cổ tay và cơ sở của ngón tay cái, gây đau và sưng.
  • Gãy xương: Gãy xương ở cơ sở của ngón tay cái hoặc ở các xương phần còn lại của cánh tay có thể gây đau dữ dội tại khớp và xung quanh khu vực đó.
  • Chấn thương: Chấn thương từ các hoạt động thể thao, tai nạn hoặc rơi ngã có thể gây ra tổn thương cho khớp ngón tay cái, dẫn đến đau và sưng.
  • Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng này xảy ra khi có sự chèn ép lên dây thần kinh giữa ở cổ tay, có thể ảnh hưởng đến cảm giác và chức năng của ngón tay cái. Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người cần lặp đi lặp lại chuyển động ở cổ tay.
  • Bệnh gout: Đây là một dạng viêm khớp do cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric, tạo thành các tinh thể trong khớp và gây đau nhức, đặc biệt là ở ngón chân cái, nhưng bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến ngón tay cái.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tại khớp hoặc ở khu vực xung quanh có thể gây ra đau, sưng và đỏ.
  • Sử dụng quá mức: Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc hoạt động quá mức với ngón tay cái có thể dẫn đến đau do mệt mỏi cơ bắp và viêm.

Để xác định chính xác nguyên nhân và nhận được phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như chụp X-quang, MRI, hoặc CT scan.

Cách giảm đau khớp ngón tay tại nhà

Nếu nhận thấy tình trạng đau khớp ngón tay chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau:

Sử dụng bài tập chữa đau khớp ngón tay

Một số bài tập được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức khớp ngón tay khá hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh có thể tập luyện bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.

Bài tập nắm đấm có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay
Bài tập nắm đấm có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay
  • Bài tập nắm đấm: Cuộn chặt ngón tay vào lòng bàn tay để tao thành hình nắm đấm. Sau đó từ từ duỗi thằng ra. Thực hiện động tác thật từ từ và chậm rãi để giúp giảm đau hiệu quả.
  • Bài tập chạm ngón tay: Cử động ngón tay cái để lần lượt chạm vào các ngón tay khác, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp úp, ngón úp. Thực hiện bài tập lặp lại và liên tục khoảng 5 – 10 phút.  Trường hợp nếu khi chạm và duỗi ngón tay ra mà cảm thấy đau thì nên dừng lại.
  • Bài tập uốn khớp ngón tay: Uốn cong hết cỡ các khớp ngón tay. Sau đó từ từ duỗi ngón tay thẳng ra. Lặp đi lặp lại bài tập trong khoảng 10 phút để tăng sự dẻo dai cho khớp ngón tay.

Chữa đau khớp ngón tay bằng một số mẹo dân gian

Có thể áp dụng một số mẹo chữa từ thảo dược được dân gian lưu truyền. Cụ thể:

  • Ngải cứu rang muốn: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi trộn cùng với một ít muối hạt. Cho tất cả lên chảo sao nóng. Sau đó, bọc hỗn hợp vào tấm vải sạch, chờ nguội bớt rồi dùng chườm lên khớp ngón tay bị đau nhức.
  • Bài thuốc từ rễ trinh nữ: Dùng khoảng 30g rễ cây trinh, rửa sạch, thái mỏng, để khô nước. Sau đó tẩm thêm rượu và mang đi sao vàng. Mang rễ trinh nữ đã sao vàng đi đun sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị 250g lá lốt, mang đi phơi khô, sau đó rửa sạch và đun sắc thành thuốc uống hàng ngày. Sử dụng sau bữa ăn tối. Uống thuốc liên tục trong khoảng 20 ngày để cảm nhận hiệu quả của bài thuốc.
  • Chườm lạnh: Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể dùng đá lạnh để giúp khớp ngón tay giảm đau, giảm viêm. Lưu ý, cho đá vào khăn, quấn lại rồi mới chườm lên ngón tay. Như vậy mới phát huy tác dụng của mẹo chữa này.

Cách điều trị đau khớp ngón tay cái hiệu quả

Hiện nay bệnh xương khớp có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp nào phù hợp nhất.

Dùng thuốc

Điều trị đau khớp ngón tay cái có thể bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau và viêm:

  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Các thuốc này giúp giảm đau và viêm. Một số ví dụ phổ biến bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve), và diclofenac. Chúng có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc dạng bôi ngoài da.
  • Paracetamol (Acetaminophen): Được sử dụng để giảm đau nhẹ đến trung bình, nhưng không giảm viêm. Đây là lựa chọn cho những người không thể sử dụng NSAIDs.
  • Corticosteroids: Corticosteroids có thể được tiêm trực tiếp vào khớp ngón tay cái để giảm đau và viêm nhanh chóng. Các thuốc này có hiệu quả cao nhưng thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc khi cần giảm nhanh triệu chứng.
  • Thuốc chống viêm dạng thấp: Dành cho những người mắc viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc như methotrexate hoặc sulfasalazine có thể được sử dụng để kiểm soát hệ thống miễn dịch và giảm viêm.
  • Thuốc chống gout: Trong trường hợp đau khớp do gout, các thuốc như colchicine, allopurinol, hoặc febuxostat có thể được kê đơn để kiểm soát mức độ axit uric trong máu.
  • Chất bôi trơn: Trong một số trường hợp, các chất bôi trơn như hyaluronic acid có thể được tiêm vào khớp để cải thiện chức năng và giảm đau.
  • Thuốc ức chế TNF-alpha: Đối với bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp nặng hoặc các bệnh viêm khớp khác, các loại thuốc sinh học như etanercept (Enbrel) hoặc adalimumab (Humira) có thể được chỉ định để kiểm soát viêm và giảm triệu chứng.
Dùng thuốc điều trị đau khớp ngón tay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc điều trị đau khớp ngón tay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y có hai dạng là thuốc đắp và thuốc sắc có nguyên liệu gồm những vị thảo dược tự nhiên có khả năng giảm viêm, đau nhức. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y đơn giản, người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hành (để nguyên rễ), lá ngải cứu, gừng. Mang tất cả đi rửa sạch, giã nát rồi cho vào chảo sao nóng, thêm chút rượu vào. Sau đó bọc hỗn hợp vào khăn rồi dùng để đắp trực tiếp lên các ngón tay đang bị sưng đau. Nếu thuốc nguội thì lại cho lên chảo sao nóng lại. Thực hiện liên tục từ 6 – 7 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 300g dây đau xương, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày dùng 20g sắc thành thuốc để uống.

Sử dụng nẹp

Bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng nẹp ngón tay cái để cố định và giảm áp lực cho ngón tay bị thương, đồng thời giúp giảm đau hiệu quả. Nẹp thường chỉ được dùng trong vài ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ngón tay cái khi thực sự cần thiết, thường áp dụng cho những trường hợp nặng, thất bại khi áp dụng những phương pháp khác. Những kỹ thuật phổ biến:

  • Hợp nhất khớp: Phẫu thuật vĩnh viễn các xương ở khớp bị ảnh hưởng để tăng sự ổn định và giảm đau. Các khớp sau khi hợp nhất tuy không đau đớn nhưng lại mất đi tính linh hoạt.
  • Thủ thuật cắt xương: Phẫu thuật đặt lại các xương trong khớp bị ảnh hưởng. Loại bỏ xương hình thang bên cạnh.
  • Thay khớp:Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc tất cả khớp bị ảnh hưởng và thay thế nó bằng một mảnh ghép gân.

XEM THÊM: 8 Cách Chữa Trị Đau Khớp Ngón Tay Dân Gian Hiệu Quả Bất Ngờ

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất

Để phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiên trì điều trị theo phác đồ do các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
  • Thực hiện xoa bóp và ngâm tay vào trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập dưỡng sinh, bơi lội…. để giúp khớp tay được thư giãn, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, giúp khớp xương chắc khỏe hơn.
  • Không nên vận động quá mạnh như bê vác hay làm việc quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến các khớp xương tay.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt, cá, rau xanh, trái cây tươi,…
  • Tránh xa các loại rượu, bia, thuốc lá vì nó là tác nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tránh những hoạt động mạnh tách động vào khớp ngón tay dễ gây tổn thương dẫn tới viêm đau.
  • Tránh làm việc bằng tay liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt là những người thường xuyên phải gõ máy tính, lái xe, công nhân may… cần có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để các khớp ngón tay được thư giãn, không phải chịu áp lực quá mức, gây tổn thương khớp xương.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đau khớp ngón tay và những cách điều trị hiệu quả. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh và lựa chọn biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger