Triệu chứng đau khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau khớp gối phản ánh tình trạng bất thường ở đầu gối, hiện tượng này có thể là do chấn thương hoặc triệu chứng của một bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp, khi thấy đau nhức khó chịu người bệnh nên thận trọng và cần thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau khớp gối là hiện tượng người bệnh bị đau nhức khó chịu ở trong hoặc xung quanh vùng gối gây cản trở sự vận động của chân. Bệnh nhân có thể bị đau đầu gối phải, đau khớp gối trái hoặc đau cả 2 gối.

Đây là triệu chứng dễ gặp, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, người lớn tuổi thường bị đau gối do xương khớp lão hóa. Tình trạng này cũng dễ xảy ra với với người thường xuyên làm công việc nặng, vận động viên thể thao…

Đau khớp gối phản ánh tình trạng bất thường ở đâu gối, bệnh nhân không nên chủ quan
Đau khớp gối phản ánh tình trạng bất thường ở đâu gối, bệnh nhân không nên chủ quan

Đau khớp gối có thể chỉ là biểu hiện đau thông thường, nhưng nhiều trường hợp đó là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp như:

  • Thoái hóa khớp gối: Đây là bệnh thường gặp nhất, xảy ra do quá trình lão hóa. Phần sụn khớp bị bào mòn, tổn thương, gây đau nhức cho người bệnh.
  • Viêm khớp gối
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối
  • Viêm gân xương bánh chè
  • Bệnh gout
  • Tràn dịch khớp gối
  • Khô khớp…

Nguyên nhân đau khớp gối

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, đau khớp gối còn do những yếu tố sau gây ra:

  • Chấn thương: Tác động cơ học mạnh do tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm tổn thương khớp gối, gây đau nhức khó chịu.
  • Thói quen làm việc và sinh hoạt thiếu khoa học: Đi lại nhiều, đứng một chỗ quá lâu, mang vác vật nặng…
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi, kali, magie… khiến cơ thể không đủ chất nuôi dưỡng khớp gối.
  • Sử dụng chất kích thích nhiều: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá… khiến xương khớp bị đau nhức.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng lớn khiến khớp gối chịu áp lực lớn và dễ tổn thương.
  • Tuổi cao
  • Di truyền
  • Tổn thương dây chằng
  • Gãy xương
  • Trật khớp
  • Tổn thương sụn bọc
  • Tổn thương bao hoạt dịch
  • Rách gân
  • Rách sụn chêm
  • Gãy xương…

Triệu chứng đau khớp gối

Ngoài dấu hiệu đau khớp gối, người bệnh còn có thể thấy những triệu chứng sau:

  • Cơn đau nhức khớp ngày càng tăng theo thời gian. Người bệnh thấy đau dữ dội hơn khi vận động, di chuyển, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Nóng đỏ, sưng tại khớp gối, chạm tay vào thấy đau khó chịu.
  • Có tiếng kêu lạo xạo, lục khục tại khớp khi vận động do sụn khớp liên kết lỏng lẻo.
  • Co cứng khớp, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Khớp gối co duỗi, đi lại khó khăn.
  • Đau từ đầu gối xuống chân, chân bị tê bì do dây thần kinh chèn ép.
  • Trường hợp bệnh nặng, khớp gối có dấu hiệu bị biến dạng.
  • Biểu hiện khác: Chân tái nhợt, lạnh buốt, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, mất ngủ…
Các cơn đau nhức tại gối khiến người bệnh khó chịu và khó đi lại, di chuyển
Các cơn đau nhức tại gối khiến người bệnh khó chịu và khó đi lại, di chuyển

Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của đau khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân. Với tình trạng chấn thương nhẹ như bong gân, trật khớp, chấn thương nhẹ, viêm khớp phản ứng…. Thì cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi điều trị.

Tuy nhiên, với những trường hợp đau khớp gối do bệnh lý, nếu không được chữa sớm và đúng cách thì sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống, giảm năng suất lao động
  • Giảm khả năng vận động, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý
  • Nhiễm trùng lan rộng
  • Gây tổn thương các cơ quan khác, dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch, da, thận…
  • Teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp những dấu hiệu dưới đây, người bệnh đau khớp gối cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn bệnh:

  • Đau nhức kéo dài, cơn đau ngày càng khó chịu
  • Khớp gối sưng to, có biểu hiện biến dạng
  • Khi bị chấn thương, bệnh nhân thấy tiếng kêu to ở đầu gối
  • Đi khập khiễng, đầu gối khó vận động
  • Đã thử một số biện pháp khắc phục nhưng không có hiệu quả.

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng đau nhức, ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang khớp gối
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan
  • Siêu âm khớp
  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Xét nghiệm máu

Cách chữa đau khớp gối

Sau khi chẩn đoán chính xác mức độ và nguyên nhân đau khớp gối, bệnh nhân sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cơn đau nhức chỉ do đi lại nhiều, chơi thể thao lâu thì chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi. Nhưng nếu đau khớp do bệnh lý thì cần điều trị theo những phương pháp dưới đây.

1. Cách trị đau khớp gối tại nhà

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn không muốn can thiệp bằng thuốc thì có thể áp dụng cách trị bệnh tại nhà như: Xoa bóp bằng dầu, chườm nóng bằng đá… Hoặc chữa đau khớp gối bằng thảo dược tự nhiên, quen thuộc hàng ngày. Một số bài thuốc dân gian được mọi người ưa chuộng như:

  • Bài thuốc từ ngải cứu: Lấy 1 nắm ngải cứu, rửa sạch và giã nát cùng một chút muối. Sao nóng lên và đắp vào khớp gối khoảng 15 phút.
  • Chữa đau khớp gối bằng lá lốt: Lấy lá lốt tươi phơi héo trong bóng râm. Sau đó rửa sạch phần lá đã phơi, cho vào ấm sắc với nước khoảng 30 phút. Lọc lấy nước lá uống hàng ngày sau ăn tối.
  • Bài thuốc từ cỏ trinh nữ: Rửa sạch rễ cây trinh nữ, tẩm thêm 1 ít rượu 40 độ và cho vào chảo sao vàng đến khi khô. Cho rễ cây vào nồi cùng 600ml nước, đun đến khi còn 1 nửa nước thì tắt bếp. Lọc lấy nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Sử dụng rượu hạt gấc chữa đau khớp gối.
  • Bài thuốc uống từ cây cỏ xước
  • Chữa đau nhức bằng đinh lăng, cây chó đẻ, gừng…
Cây cỏ xước có công dụng giảm đau nhức hiệu quả, được nhiều bệnh nhân lựa chọn
Cây cỏ xước có công dụng giảm đau nhức hiệu quả, được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Cách trị đau khớp gối tại nhà có ưu điểm an toàn, lành tính, dễ thực hiện và chi phí rẻ. tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp đau nhẹ, bệnh mới khởi phát, hiệu quả thấp và không trị dứt điểm.

2. Điều trị bằng y học hiện đại

Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ Tây y sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Đau khớp gối uống thuốc gì?

Các loại thuốc trị đau khớp gối giúp giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được kê toa gồm:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị đau nhức. Thuốc có công dụng làm giảm đau đầu gối khó chịu.
  • Thuốc chống viêm không Steroid: Có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh.
  • Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm: Sử dụng trong trường hợp đau khớp gối nặng do bệnh lý.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Dùng để điều trị đau khớp gối do thoái hóa hoặc phòng ngừa thoái hóa cho người cao tuổi.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng để chữa viêm khớp nhiễm khuẩn. Các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng thuốc phù hợp với nguyên nhân. Chú ý bệnh nhân cần dùng kháng sinh đều đặn để tránh nguy cơ nhờn thuốc.
  • Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giãn cơ, giảm cứng khớp, tăng khả năng vận động của khớp gối.
  • Thuốc chống thấp khớp: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc hạ axit uric: Được dùng để điều trị bệnh gout.
  • Thuốc ức chế chọn lọc
  • Một số loại thuốc khác: Thuốc bôi, thuốc xịt, cao dán, viên uống bổ sung…

Lưu ý: Thuốc Tây y có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, đau dạ dày, suy thận, suy gan… và nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, bệnh nhân cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự mua thuốc uống.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu tác động trực tiếp lên khớp gối bị đau, giúp giảm đau nhức, tăng cường vận động và phục hồi chức năng khớp. Trường hợp vật lý trị liệu sau chấn thương sẽ có tác dụng giảm thiểu tình trạng teo cơ. Phương pháp này thường áp dụng đồng thời với việc sử dụng thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

Một số kỹ thuật trị liệu trong điều trị đau khớp gối gồm: Chiếu sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại, nhiệt trị liệu, điện trị liệu…

Các bài tập chữa đau khớp gối

Để giảm thiểu cơn đau nhức, bệnh nhân có thể luyện tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng và phù hợp. Những bài tập chữa đau khớp gối được khuyên áp dụng như:

  • Bài tập kéo dãn cơ đùi sau
  • Tập squat
  • Tập vùng cơ tam đầu đùi
  • Bài tập yoga chữa đau khớp gối: Tư thế trái núi, tư thế con mèo, tư thế chiến binh…
Các bài tập yoga có thể giúp giảm đau và giúp khớp gối chắc khỏe
Các bài tập yoga có thể giúp giảm đau và giúp khớp gối chắc khỏe

Phẫu thuật khớp gối

Khi việc điều trị nội khoa không đạt kết quả, bệnh ngày càng nặng và có khả năng gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động thì các bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân sẽ được khuyên mổ nội soi, mổ hở hoặc thay thế khớp gối. Tuy nhiên, dù phẫu thuật đem lại hiệu quả nhanh hơn so với uống thuốc, nhưng phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí lớn, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng sau mổ.

3. Chữa đau khớp gối bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, đau khớp gối sinh ra bởi 2 yếu tố: Ngoại nhân (phong, hàn, tà, thấp) và nội nhân (liên quan đến can thận suy yếu, khí huyết không thông). Ngoài ra, hiện tượng này còn do thời tiết thay đổi, cơ thể suy yếu khiến các khớp bị sưng đau, nhất là vào mùa lạnh hoặc thời gian chuyển mùa.

Đông y giải quyết bệnh theo cơ chế chuyên sâu, với nguyên tắc trị tận gốc căn nguyên, loại bỏ tác nhân ra bên ngoài, đồng thời đề cao khả năng tự phục hồi của cơ thể, nâng cao chức năng phủ tạng và tăng cường sức đề kháng.

Y học cổ truyền trị bệnh bằng bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ, không gây hại cho sức khỏe.

Một số dược liệu thường dùng trong các bài thuốc Đông y chữa đau khớp gối như: Dây đau xương, gối hạc, phòng phong, đương quy, xích đồng…

Chữa đau khớp gối bằng Đông y so với các phương pháp khác thì hiệu quả cao và lâu bền hơn, lại an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, do phải điều trị từ sâu bên trong nên thuốc Đông y cho công dụng từ từ, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đạt kết quả.

ĐAU KHỚP GỐI ĐẾN MẤY CŨNG KHỎI NHỜ BÀI THUỐC XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH GIA TRUYỀN

Xương khớp Đỗ Minh 150 tuổi được bào chế dựa trên những y lý, y trị của y học cổ truyền. Phương thuốc này có thể trị dứt điểm các cơn đau nhức xương khớp, phục hồi vận động cho người bệnh. Hiệu quả đã được chứng minh qua hơn một thế kỷ, nhiều chuyên gia xương khớp hàng đầu cũng đánh gia cao bài thuốc này.

Bài thuốc kết hợp 4 chế phẩm trong 1 liệu trình, mang lại hiệu quả toàn diện:

  • Thuốc đặc trị: Trừ phong, thấp, đẩy lùi ngoại tà, giảm triệu chứng đau nhức, giảm viêm sưng, thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, hỗ trợ phục hồi tổn thương.
  • Thuốc bổ gan giải độc: Thanh nhiệt, mát gan, giải độc, bổ gan và tăng cường chức năng gan.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Bổ máu, hoạt huyết, bổ thận, tăng cường chức năng thận, nâng cao sức đề kháng.
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Hòa giải can tỳ, nâng cao hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thuốc.

Thành phần bài thuốc gồm 20 – 30 thảo dược, không chất bảo quản, không tân dược. Các vị thuốc thu hái từ vườn dược liệu sạch hữu cơ, đạt chuẩn GACP – WHO của Bộ Y tế do Đỗ Minh Đường tự trồng.

Thành phần bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

*Những ưu điểm khác của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

  • An toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Thuốc gia giảm liều lượng theo tình trạng bệnh, sinh lý của mỗi người.
  • Bài thuốc nghiên cứu và sắc sẵn thành dạng cao nguyên chất, đựng trong hũ thủy tinh nhỏ gọn, tiện lợi sử dụng và bảo quản.
  • Xương khớp Đỗ Minh được bào chế bởi Đỗ Minh Đường – nhà thuốc gia truyền 5 đời, uy tín và từng kết hợp với nhiều đài truyền hình để tư vấn sức khỏe như VTV2, VTC2, kênh H1.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, nhà thuốc còn kết hợp uống thuốc với châm cứu, bấm huyệt và tập luyện tại nhà, ăn uống khoa học. Một liệu trình vật lý trị liệu tại nhà thuốc từ 7 – 10 ngày, tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau nhức mà các lương y sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện.

Hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi đau nhức xương khớp nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Các trường hợp đau từ nhẹ đến nặng, thậm chí chân bị bại liệt cũng đã phục hồi hoàn toàn nhờ phương thuốc này. Trong đó, có cả nghệ sĩ Xuân Hinh.

Chú Phạm Văn Đăng – Phú Thọ bị bệnh xương khớp lâu năm, 2 chân bị liệt phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt đều nhờ vợ. Chú đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, vậy mà sau khi điều trị tại Đỗ Minh Đường, chân của chú đã có thể đi lại bình thường.

Chú chia sẻ: “Sau 1 tháng uống bài thuốc xương khớp gia truyền Đỗ Minh và châm cứu, bấm huyệt tích cực, chân tôi đã đỡ đau hơn, chân có thể tự đi lại bằng nạng, ăn ngủ tốt hơn. Uống thêm 5 tháng thuốc nữa thì chân tôi khỏi hẳn đau nhức, đi lại linh hoạt, sức khỏe ổn định, cuộc sống trở lại như trước kia.”

[Hành trình chú Đăng thoát khỏi nguy cơ bại liệt vĩnh viễn nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh]

Đau khớp gối kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và nhanh chóng đẩy lùi đau khớp gối. Theo gợi ý của các chuyên gia xương khớp, người bệnh nên ăn và kiêng những thực phẩm sau đây:

Đau khớp gối kiêng ăn gì?

  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chiên, xào…
  • Đồ ăn muối chua: Cà muối, dưa muối, kim chi, nem chua…
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Các loại thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt gia cầm…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và muối
  • Thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ uống có ga, bia, rượu…

Đau khớp gối nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh…
  • Trái cây tươi, rau xanh, nhất là các loại quả mọng và rau xanh đậm.
  • Các loại ngũ cốc
  • Nước hầm từ hải sản, xương động vật.
  • Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kali, magie…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega 3
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega 3

Cách phòng tránh đau khớp gối

Để ngăn ngừa đau khớp gối, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu, làm việc nặng hoặc quá sức, không chơi thể thao quá độ…
  • Kiểm soát cân nặng để tránh tạo áp lực lên khớp gối, đồng thời bảo vệ và tránh các bệnh lý về xương khớp.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, giúp cơ thể đủ chất để nuôi dưỡng xương khớp.
  • Thận trọng khi tham gia giao thông, làm việc, chơi thể thao… Để tránh các chấn thương cho đầu gối.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, lối sống khoa học.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng để hạn chế khớp bị nhiễm khuẩn.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho khớp gối.
  • Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề xương khớp, từ đó có hướng điều trị sớm nhất.

Đau khớp gối là triệu chứng phổ biến và gây không ít khó chịu cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần nắm rõ những thông tin trên đây để chủ động phòng tránh hiện tượng này. Nếu thấy đau nhức bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Đau khớp gối khiến bạn đi lại khó khăn, ăn ngủ không yên? Hãy để chuyên gia của chúng tôi tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

hen-kham-bac-si-dominhtuan.gif

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger