2 cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ mang đến hiệu quả cao nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội
Có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ trong đó biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là phương pháp điều trị bảo tồn, can thiệp ngoại khoa. Mỗi phương pháp có những cách thức, hiệu quả riêng và tùy từng vào mức độ bệnh mà áp dụng cách khác nhau. Các phương pháp cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ này thực hiện ra sao, chúng ta cùng xem nhé!

Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng đĩa đệm vùng cổ bị thoát ra ngoài, chệch hẳn ra khỏi vị trí thông thường của nó gây chèn ép lên các rễ thần kinh vùng cổ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Thoát vị đĩa đệm cổ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh vì thế cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vậy, đâu là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng cho hiệu quả như ý. Theo các bác sĩ, hai cách điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tốt nhất hiện nay chính là điều trị bảo tồn, can thiệp ngoại khoa.

1. Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng phương pháp điều trị bảo tồn

Biện pháp được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương trong bệnh lý rễ hoặc chưa có biêu hiện bệnh lý tủy. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, mức độ bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp điều trị bảo tồn. Biện pháp này gồm việc áp dụng cả hai cách là dùng thuốc và vật lý trị liệu.

Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Biện pháp điều trị bảo tổn được nhiều người áp dụng

– Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc

90% bệnh nhân được bác sĩ khuyên nên điều trị bằng thuốc trước khi cân nhắc điều trị nội khoa. Bệnh nhân có thể lựa chọn hai dạng thuốc là thuốc tân dược và y học cổ truyền như sau:

  • Dùng thuốc Tây y

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ cho biện pháp bảo tồn này chủ yếu là các loại thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không chứa steroid, steroid đường uống, thuốc tiêm ngoài màng cứng,…

Ở giai đoạn đầu có thể dùng Paracetamol từ 1 – 2g mỗi ngày hoặc phối hợp Paracetamol và Tramadol liều lượng tương tự.

Ở giai đoạn nặng hơn có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid như Celecoxib, Etoricoxia, Diclofenac hoặc Meloxicam… Cùng các thuốc giãn cơn, giảm viêm rễ thần kinh.

  • Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc viên hoàn hoặc thuốc ngâm rượu. Các bài thuốc này có tác dụng mạnh gân, bổ can thận đồng thời làm đả thông kinh mạch.

Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc sắc uống Thân thống trục ứ thang gồm các dược liệu sau: 8g một dược, 12g tần giao, 12g xuyên ngưu tất, 12 đào nhân, 12g hồng hao, 12g đương quy, 6g cam thảo, 8g khương hoạt, 8g ngũ linh chi, 8g hương nhu, 8g địa long, 8g xuyên khung.

Cách dùng sắc uống 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Cách trị thoát vị đĩa đệm cột sống cố bằng vật lý trị liệu

Áp dụng vật lý trị liệu cho phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng biện pháp bảo tồn này được thực hiện như sau:

  • Kéo cột sống

Kéo cột sống là cách nhằm làm giãn cơ, giúp đĩa đệm trở về vị trí bình thường để nó không làm tổn thương rễ thần kinh hay tủy và không gây đau đớn.

Kéo cột sống là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả khá cao trong phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì thì mới mang lại hiệu quả cao.

  • Tiêm thấm vùng cổ

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường được áp dụng khi bệnh nhân thấy đau mà không có sự xuất hiện của thương tổn thần kinh. Tiêm thấm vùng cổ nhằm làm giảm các cơn đau, chống sưng và viêm giúp bệnh không có khả năng phát triển và từ đó dần dần phục hồi. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi các kỹ thuật viên phải cẩn trọng, khéo léo vì vùng cổ gồm nhiều cấu trúc quan trọng chỉ cần một chút sai sót là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

  • Giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) hoặc sóng radio cao tần

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng biện pháp này được chứng minh là mang lại hiệu quả nhất định nhưng nó chỉ được áp dụng cho những trường hợp mà vẫn có thể áp dụng điều trị bảo tồn. Với những người bệnh nặng mà bác sĩ yêu cầu phải mổ hay phẫu thuật thì không thể áp dụng biện pháp này bởi nếu cố tình điều trị sẽ gây ra hậu quả khó lường.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng việc can thiệp ngoại khoa

Đấy là biện pháp chỉ định cho những người bệnh bị thương tổn thần kinh và có biểu hiện như teo cơ, yếu cơ, mất cảm giác, có biểu hiện bệnh lý tủy. Lúc này biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tiến hành mổ.

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng ngoại khoa còn có thể được chỉ định trong trường hợp hình ảnh cộng hưởng cho thấy tủy có bị tổn thương và bị phù, đặc biệt là khi khám lâm sàng chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng. Nếu bác sĩ nghi ngờ hiện tượng đó do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra thì tiến hành mổ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng ngoại khoa gồm những biện pháp sau:

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng can thiệp ngoại khoa cho hiệu quả khá cao

  • Mổ đĩa đệm thông qua cây kim xuyên da

Việc này được kiểm soát dưới màn hình máy chiếu X-quang (PCD – Percutaneous Cervical Discectomy). Đây là biện pháp bác sĩ chỉ có thể phán đoán dựa trên kết quả chụp X-quang mà không thể theo dõi trực tiếp. Biện pháp này được gọi là biện pháp “mù” do đó nó phẫu thuật không triệt để.

  • Nội soi

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng phương pháp nội soi sẽ cho kết quả khả quan hơn nhưng cũng chưa đạt được kết đến quả mong đợi. Biện pháp này có thể giúp lấy hết khói thoát vị đĩa đệm và giải ép cho tủy, rễ thần kinh nhưng lại không xử lý được vùng mổ sau đó.

  • Vi phẫu thuật

Vi phẫu thuật là biện pháp nhằm loại bỏ nhân đĩa đệm nhờ sử dụng kính hiển vi nhằm giải phóng rễ thần kinh, tủy bị chèn ép. Đây là biện pháp triệt để và mang lại hiệu quả cao nhất trong những biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ ngoại khoa.

  • Mổ ACDF

(Anterior Cervical Discectomy & Fusion) là biện pháp nhằm mổ lấy đĩa đệm và ghép xương cột sống cổ lối trước. Đây là kỹ thuật kinh điển trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ nhưng nó vẫn có một số hạn chế như hạn chế vận động cổ sau mổ, xuất hiện các thoát vị đĩa đệm cạnh chỗ mổ,…

  • Thay đĩa đệm có khớp TDR (Total Disc Replacement)

Biện pháp nhằm thay đĩa đệm toàn phần mang lại nhiều lợi ích. Mặc dù thực hiện khá đơn giản nhưng chi phí rất cao do đòi hỏi kỹ thuật cao và đây chính là trở ngại lớn nhất của bệnh nhân vì không phải ai cũng có điều kiện để áp dụng biện pháp này.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 và những điều bạn nên biết

3. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được điều trị kịp thời

Theo các bác sĩ, thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh thường gặp và cũng gây ra rất nhiều biến chứng mà người bệnh cần phải chú ý. Dưới đây là những biến chứng mà bệnh này để lại nếu không được điều trị kịp thời:

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ gây nhiều biến chứng vì thế cần điều trị càng sớm càng tốt

  • Gây thiểu năng tuần hoàn não

Khi đĩa đệm bị thoát, chệch ra khỏi vị trí bình thường nó sẽ chèn ép lên rễ thần kinh và hệ thống mạch đốt sống nên sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu để nuôi dưỡng cho não. Trong khi đó, hệ thống động mạch này lại chính là nơi cung cấp máu cho tiểu não, hành não và vùng chẩm nên khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu, đau gáy lan lên đỉnh đau, hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, u tai, đứng không vững,…

  • Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay

Các rễ thần kinh này vốn xuất phát từ tủy cổ chui qua lỗ liên hợp nên khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí gây chèn ép vào tủy sống, lỗ liên hợp sẽ làm tổn thương rễ thần kinh. Tùy theo mức độ thoát vị mà có các biểu hiện bệnh lý lâm sàng khác nhau. Các biểu hiện thường thấy của bệnh này là đau mỏi vai gáy, co cơ, đau xuống cánh tay, tê bì hay teo cơ cánh tay.

  • Hội chứng chèn ép tủy

Hội chứng chèn ép tủy thường có các biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau. Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng khiến tiêu tiểu mất chủ động. Rối loạn cảm giác thường biểu hiện tê bì các ngón tay. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt.

  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, đau ở hốc mắt, đỏ mặt đột ngột, hạ huyết áp, mồ hôi vã ra, đau ngực, khó thở,…

Trên đây là một số biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả nhất hiện nay. Đây đều là những biện pháp nhằm giúp người bệnh hạn chế tối đa sự thương tổn và làm giảm cơn đau đớn. Nếu bạn đang bị chứng bệnh này làm ảnh hưởng tới cuộc sống thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger