12 Mẹo Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Cực Hiệu Quả Từ Dân Gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Những đêm mất ngủ triền miên khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, công việc hàng ngày. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây. Đây đều là những cách đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn so với dùng thuốc Tây. 

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài liên tục và thường xuyên. Đặc điểm nhận biết ở những người mất ngủ là ngủ không ngon, không sâu giấc, dễ giật mình nhưng khó ngủ lại, hay mộng mị, số giờ ngủ ít… Kèm theo đó là hàng loạt những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, uể oải, kém tập trung, tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, bồn chồn, lo lắng, đau đầu, giảm khả năng tư duy, ghi nhớ… 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Giấc ngủ là một trong những nhu cầu cần thiết của cơ thể, tương tự như ăn uống. Nếu mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập, hiệu suất công việc và các mối quan hệ. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, điển hình như:

  • Môi trường ngủ kém chất lượng: Những yếu tố về môi trường như nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, khói bụi, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, giường ngủ không sạch sẽ, chăn drap nệm gối không thoải mái… 
  • Áp lực tâm lý: Sự lo lắng, bất an, sợ hãi hoặc stress quá mức về một vấn đề nào đó trong công việc, học tập hoặc mối quan hệ sẽ khiến tâm lý bất ổn, não bộ chịu nhiều áp lực dẫn đến mất ngủ. 
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi nhu cầu ngủ càng ít đi và dễ bị mất ngủ, ngủ ngon sâu giấc. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình sản sinh melatonin bị chậm lại và ít đi. 
  • Có những thói quen xấu: Thức khuya, sử dụng các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…), nằm sai tư thế hoặc xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ trước khi đi ngủ… 
  • Ảnh hưởng từ bệnh lý: Một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày hay đau nhức xương khớp do thiếu canxi, rối loạn thần kinh, trầm cảm… cũng khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon. 

Tình trạng rối loạn giấc ngủ nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và biến mất được gọi là mất  ngủ cấp tính. Tuy nhiên, nếu kéo dài thường xuyên và liên tục sẽ là mất ngủ mãn tính hoặc mất ngủ kinh niên. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mất ngủ kéo dài còn là nguyên nhân gây nhân khởi phát các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác như: huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ đột quỵ… 

Hướng dẫn 12 cách chữa mất ngủ tại nhà cực hay, cực đơn giản

Mất ngủ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe lẫn tinh thần. Để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo chữa mất ngủ đơn giản tại nhà sau đây: 

1. Uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ 

Trong 1 ly sữa ấm có chứa hàm lượng cao melatoninvà tryptophan. Đây là 2 hoạt chất axit hoạt động tương tự như thuốc an thần, tạo ra cảm giác buồn ngủ. Không những vậy, hàm lượng protein và carbohydrates trong sữa cao có tác dụng kích thích cơ thể giải phóng insulin, giảm căng thẳng, lo âu và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. 

Do đó, nếu cảm thấy giấc ngủ của bản thân đang có vấn đề, khó vào giấc hoặc ngủ chập chờn không sâu, hãy thử uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Ngoài sữa tươi thông thường, bạn có thể chọn sữa hạnh nhân, sữa nghệ, sữa matcha, sữa chuối, sữa dâu… để hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt hơn. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Sữa ấm giúp kích thích sản sinh melatonin gây cảm giác buồn ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn

Lưu ý chỉ nên uống duy nhất 1 ly sữa vào thời điểm 2 tiếng trước khi đi ngủ và uống trước khi vệ sinh răng miệng. Trường hợp dùng thuốc trị mất ngủ thì không nên uống sữa vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Chống chỉ định áp dụng cách này cho người bị sỏi thận. 

2. Ngâm chân nước ấm 

Trong Đông y, chân là gốc của cơ thể và là nơi tập trung của hơn 60 huyệt đạo quan trọng. Do đó, bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, nhất là mất ngủ đều sẽ được cải thiện nếu bạn chịu khó dành thời gian ngâm chân mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Không chỉ thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu, cân bằng nội tiết, tăng cường miễn dịch mà còn giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn toàn thân và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngâm chân là liệu pháp hữu hiệu giúp bạn xua tan mệt mỏi sau một ngày dài làm việc bận rộn, ức chế vỏ đại não và tác động nhẹ nhàng đến hệ trung khu thần kinh, nhờ đó giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, tái tạo năng lượng và hồi phục sức khỏe. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm thông thường hoặc thêm gừng, muối, giấm, sả… tùy thích.
  • Lưu ý nhiệt độ nước nên ở mức khoảng 40 độ C.
  • Tiến hành ngâm chân khoảng 20 phút, kết hợp dùng tay massage chân chân neh5 nhàng. 
  • Có thể thả vào chậu nước vài viên đá cuội để tăng hiệu quả. 
  • Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng, tránh ngâm chân ngay sau khi ăn và không ngâm quá lâu hơn 30 phút để tránh gây phản tác dụng. 

3. Thiền định/ Yoga/ Bấm huyệt

Yoga, thiền và bấm huyệt là 3 mẹo chữa yoga tại nhà đơn giản thông qua những kỹ thuật tập luyện chuyên sâu. Phương pháp này đem lại hiệu quả tích cực trong việc thư giãn toàn thân, xoa dịu các căng thẳng thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài còn giúp đẩy lùi dứt điểm chứng mất ngủ. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Thiền định mỗi ngày trước giờ đi ngủ giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, thư giãn đầu óc và dễ ngủ hơn

# Thiền định

Thiền là giải pháp trị liệu chữa mất ngủ tuyệt vời, vừa hiệu quả vừa an toàn mà không lo về những tác dụng phụ về sau. Khi ngồi thiền, cả cơ thể và tâm trí của bạn sẽ được thả lỏng hoàn toàn, kết hợp tập trung vào hơi thở để giải phóng năng lượng xấu. Kỹ thuật này đã được chứng minh có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, dễ ngủ và tăng thời gian ngủ lên. Chỉ với 5 phút mỗi ngày là đã đem lại kết quả rõ rệt sau một thời gian ngắn tập luyện. 

# Yoga

Yoga là bộ môn kết hợp giữa thể chất và tinh thần được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ đem lại sự dẻo dai, bền bỉ về thể trạng mà nó còn là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện các rối loạn giấc ngủ hiệu quả như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn… Một số bài tập yoga chữa mất ngủ dễ tập như:

  • Tư thế em bé
  • Tư thế đứng cúi gập người
  • Tư thế chân vuông góc với tường
  • Tư thế chữ A

# Bấm huyệt 

Bấm huyệt sử dụng các thủ thuật như day, ấn, bấm tác động lên các huyệt vị giúp xoa dịu thần kinh, cải thiện tuần hoàn và chữa mất ngủ. Cách này đem lại hiệu quả rất tốt và tương đối an toàn, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Một vài vị trí huyệt cần bấm để chữa mất ngủ như:

  • Huyệt Thần môn nằm trên cổ tay, phía dưới ngón út; 
  • Huyệt Phong trì nằm ở phần rãnh giữa của cơ phía sau gáy; 
  • Huyệt Nội quan nằm ở mặt trong của cổ tay, chính giữa 2 gân tay; 
  • Huyệt Dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân; 

4. Chữa mất ngủ bằng liệu pháp mùi hương

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà đơn giản và an toàn bạn không nên bỏ qua đó là sử dụng tinh dầu thiên nhiên. Các dược chất trong tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên, có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc an thần, xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng nhưng lại rất an toàn, không hề gây ra tác dụng phụ. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Chữa mất ngủ bằng mùi hương là liệu pháp hiệu quả, lành tính, không tác dụng phụ

Một số loại tinh dầu chữa mất ngủ hiệu quả như:

  • Tinh dầu đàn hương: Hợp chất santalol trong loại tinh dầu này giúp an thần và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ hiệu quả. 
  • Tinh dầu hoa cúc: Chiết xuất hoa cúc chứa hoạt chất an thần nhẹ, giảm lo âu, căng thẳng và chữa bệnh mất ngủ rất tốt. 
  • Tinh dầu hoa oải hương: Có tác dụng làm thư giãn toàn thân, nhất là não bộ và giúp an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn sau khi sử dụng.
  • Tinh dầu hoa nhài: Có khả năng an thần tự nhiên, hiệu quả không kém gì so với thuốc chữa mất ngủ Valium.  
  • Tinh dầu xô thơm Clary: Loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng xoa dịu não bộ, loại bỏ căng thẳng nhờ khả năng kiểm soát hormone, mang lại giấc ngủ chất lượng. 

Bạn có thể áp dụng liệu pháp mùi hương này bằng nhiều cách đơn giản ngay tại nhà như:

  • Thoa trực tiếp lên một số vùng da trên cơ thể như tay, chân, thái dương…
  • Kê sát mũi vào lọ tinh dầu và hít một hơi sâu; 
  • Nhỏ tinh dầu lên khăn tay để ngửi; 
  • Dùng máy xông tinh dầu hoặc đốt tinh dầu từ nến thơm; 

5. Món ăn chữa mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng là cách chữa rất tốt, vừa hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ vừa bồi dưỡng cơ thể. Một số món ăn chữa mất ngủ bạn có thể thử chế biến tại nhà như: 

# Cháo yến mạch, sữa mật ong

Thường xuyên mất ngủ nên ăn cháo yến mạch để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, trong yến mạch chứa hoạt chất carbohydrate có khả năng kích thích sản sinh serotonin và melatonin, vừa giúp bạn thoải mái, thư giãn thần kinh vừa gây cảm giác buồn ngủ. 

Cách chế biến

  • Chuẩn bị 50g yến mạch, sữa tươi không đường, mật ong và 300ml nước lọc. 
  • Cho yến mạch vào nồi nước, đun sôi trên lửa lớn, vừa đun vừa khuấy đều để yến mạch nở ra. 
  • Tiếp tục cho sữa tươi vào, khuấy đều lên và cuối cùng là cho mật ong vào. 
  • Thưởng thức khi còn nóng, nên ăn vào bữa tối để đạt kết quả tốt nhất. 

# Cháo long nhãn hạt sen

Món cháo long nhãn rất tốt cho người cao tuổi bị mất ngủ. Vì long nhãn là vị thuốc Đông y quý có tính ấm, vị ngọt thanh, với công dụng an thần, dưỡng huyết hiệu quả. Ngoài ra, trong long nhãn còn chứa các hoạt chất giúp tăng tuần hoàn máu, làm giãn các mạch máu, duy trì bảo vệ các tế bào thần kinh và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, chữa bệnh mất ngủ hiệu quả. 

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 50g gạo nếp, 30g long nhãn và 30g hạt sen cùng một số gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Gạo vo sạch, ngâm nước, hạt sen nếu dùng loại khô mang đi ngâm nước cho nở trước. 
  • Cho gạo và hạt sen vào nồi, đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 30 phút. 
  • Khi đã chín mềm, tiếp tục cho long nhãn vào, đun tiếp thêm 10 phút. 
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra chén thưởng thức khi còn nóng. 

# Gà hầm thuốc Bắc

Gà hầm thuốc Bắc là món ăn bài thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và chữa mất ngủ rất tốt. Hàm lượng đạm và các vitamin khoáng chất cao trong thịt gà giúp bồi dưỡng cơ thể. Đặc biệt, kết hợp với các vị thuốc Bắc như hoàng kỳ, đương quy, đẳng sâm, đại táo… càng làm tăng công dụng trấn kinh, an thần và dưỡng huyết, chữa mất ngủ hiệu quả chỉ sau vài lần ăn. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Gà hầm thuốc Bắc là món ăn chữa mất ngủ hiệu quả và thơm ngon, bổ dưỡng

Cách chế biến

  • Chuẩn bị một con gà ác nhỏ, các vị thuốc Bắc đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm mỗi thứ 20g và 10 quả đại táo, gừng tươi. 
  • Thịt gà sơ chế sạch sẽ, khử mùi tanh hôi, cho vào nồi và ướp với gia vị trong khoảng 30 phút. 
  • Cho hết các vị thuốc Bắc đã rửa sạch và gừng tươi thái sợi vào nồi gà, đổ nước vào ngập bề mặt gà. 
  • Đậy kín nắp và hầm trên lửa vừa trong vòng 2 – 3 tiếng. 
  • Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra tô ăn khi còn nóng. 
  • Lưu ý với những người có tiền sử huyết áp cao không nên sử dụng hoàng kỳ. 

# Canh hoa bách hợp cá diếc

Một trong những món ăn chữa mất ngủ được nhiều người ưa chuộng đó là món canh hoa bách hợp cá diếc. Trong Đông y, hoa bách hợp là vị thuốc có tác dụng an thần, ích khí, bổ trung và nhuận phế. Nhờ đó giúp bồi dưỡng sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể, giảm stress, an thần, chữa mất ngủ và cải thiện chức năng tỳ vị. 

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị khoảng 2 con cá diếc 500g, 20g hoa bách hợp tươi, gừng tươi, hành lá và một số gia vị thông thường. 
  • Sơ chế cá diếc sạch sẽ, rửa với hỗn hợp muối gừng để khử mùi tanh, cắt khúc vừa ăn. 
  • Đun sôi nồi nước khoảng 1 lít, cho cá vào nấu khoảng 5 – 7 phút, hớt bọt liên tục để nước canh trong.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho hoa bách hợp đã rửa sạch, cắt khúc vào. 
  • Nước sôi trở lại thì tắt bếp, múc ra tô ăn khi còn nóng, có thể ăn cùng với cơm trắng. 

6. Tâm sen   

Tâm sen (liên tâm) là loại dược liệu nổi tiếng với khả năng chữa mất ngủ tuyệt vời. Trong Đông y, tâm sen được sử dụng nhằm mục đích thanh nhiệt, giải độc cơ thể, xoa dịu thần kinh và an thần, mang lại giấc ngủ ngon. Còn trong y học hiện đại, tâm sen chứa hàm lượng cao các hoạt chất sinh học như alkaloid, flavonoid cùng nhiều axit amin khác có tác dụng thư giãn não bộ, giảm stress và chữa bệnh mất ngủ. 

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 10g tâm sen, rửa sạch, mang đi phơi khôi rồi sao vàng. 
  • Cho tâm sen vào ấm trà sứ, đổ nước sôi vào, đậy nắp và hãm trà khoảng 15 phút là có thể sử dụng. 
  • Tuy nhiên, vì dược chất trong tâm sen khá mạnh nên chú ý liều lượng vừa phải và pha nhiều lần để làm loãng nước trà. 

7. Gừng 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà bằng gừng là cách đơn giản và hiệu quả mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Gừng có đặc tính ấm, vị cay nồng tự nhiên nên thường được dùng để giảm đau đầu, giảm stress, mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa và đặc biệt là an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Trà gừng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho não bộ, giảm căng thẳng và cải thiện rối loạn giấc ngủ

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 củ gừng tươi, rửa sạch, có thể để nguyên vỏ. 
  • Đập dập hoặc cắt thành từng lát mỏng, cho gừng vào ly thủy tinh. 
  • Đổ nước sôi vào, đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 – 20 phút. 
  • Cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong vào khuấy đều lên và uống hết. 

8. Nhụy hoa nghệ tây 

Ngoài công dụng làm đẹp da, đẹp dáng, giải độc mát gan, nhuy hoa nghệ tây (saffron) còn được nhiều chị em sử dụng để chữa bệnh mất ngủ. Đây là loại dược liệu quý hiếm và đắt đỏ, chứa hàm lượng cao các dưỡng chất như chất chống oxy hóa α-crocin, saponin, flavonoids, alkaloids, anthocyanins và tannins.

Đây đều là những hoạt chất sinh học có tác dụng tạo ra tác động kích thích tích cực đến hệ thần kinh, giảm áp lực nội sọ, cải thiện tuần hoàn máu và giúp người dùng dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn, thoải mái và tỉnh táo sau khi ngủ dậy. Không những vậy, saffron còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, Alzheimer, viêm ruột kết, bệnh về gan… 

Cách thực hiện

  • Cho vào ly khoảng 5 – 7 sợi nhụy hoa nghệ tây, đổ nước sôi vào hãm 15 phút. 
  • Có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào để tạo vị ngọt dễ uống. 
  • Bạn cũng có thể dùng nhụy hoa nghệ tây chế biến các món ăn ngon để tăng hiệu quả bồi dưỡng sức khỏe, cải thiện giấc ngủ tốt hơn. 

9. Nụ tam thất 

Dùng nụ tam thất chữa mất ngủ là mẹo dân gian được ông cha ta áp dụng từ ngày xưa và đến nay vẫn có hiệu quả. Trong Đông y, nụ tam thất là loại dược liệu có khả năng an thần, dưỡng tâm và điều hòa khí huyết. Đồng thời, hoạt chất saponin ginsenoside trong loại dược liệu này còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, ức chế khu thần kinh trung ương và giảm mệt mỏi, gây cảm giác buồn ngủ.

Do đó, nụ hoa tam thất rất phù hợp dùng cho những người bị mất ngủ kinh niên do suy nhược cơ thể hoặc căng thẳng quá mức. Chống chỉ định dùng nụ tam thất cho người có huyết áp thấp, đang bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Trà tam thất có tác dụng điều hòa khí huyết, dưỡng tâm và an thần chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 5 nụ hoa tam thất khô, cho vào bình trà, đổ nước sôi vào lắc vài giây rồi chắt bỏ nước đầu. 
  • Đổ tiếp nước sôi vào đầy bình, đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 phút là có thể sử dụng được 
  • Kiên trì uống trà tam thất trong vòng 2 – 3 tuần sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt. 

10. Lá đinh lăng

Đinh lăng là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh mất ngủ. Theo các nghiên cứu, lá của cây đinh lăng chứa hàm lượng cao saponin giúp xoa dịu thần kinh, giảm chứng suy nhược, đau đầu và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Kiên trì sử dụng có thể chữa mất ngủ dứt điểm, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200gr lá đinh lăng tươi hoặc khô đều được. 
  • Cho vào bình, hãm với nước sôi cho đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Lọc lấy phần nước lá trong ra bình riêng, để nguội và uống hết trong ngày. 
  • Hoặc uống 1 lần duy nhất trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để đạt kết quả tốt nhất. 

11. Mật ong

Mật ong tác động tích cực đến giấc ngủ nhờ chứa hàm lượng cao chất tryptophan. Khi được dung nạp vào trong cơ thể, tryptophan sẽ được cơ thể chuyển hóa thành serotonin. Đây chính là hoạt chất quan trọng giúp tạo ra cảm giác dễ chịu, giúp bạn thư giãn và kích thích quá trình dẫn truyền thần kinh, sản sinh ra melatonin gây cảm giác buồn ngủ. 

Ngoài ra, mật ong có chứa một lượng chất glycogen, đây là một dạng carbohydrate được dự trữ ở cơ bắp và gan, được não bộ sử dụng để hình thành giấc ngủ chất lượng. Do đó, sử dụng mật ong đúng cách sẽ giúp giảm hormone căng thẳng và đẩy lùi chứng mất ngủ. 

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Uống 1 ly nước ấm pha mật ong trước khi đi ngủ giúp bạn nhanh chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn

Cách thực hiện

  • Pha 1 – 2 thìa cafe mật ong vào ly nước hoặc ly sữa ấm. 
  • Khuấy đều lên và uống hết trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với giấm táo, yến mạch… để tăng hiệu quả. 

12. Dây lạc tiên

Dây lạc tiên trong dân gian còn được gọi là dây chùm bao, cây nhãn lồng… Sử dụng dây lạc tiên chữa mất ngủ cũng là mẹo dân gian được ông bà ta áp dụng từ ngày xưa và đem lại hiệu quả rõ rệt. Khi được đưa vào nghiên cứu, kết quả cho thấy trong loại thực vật này có chứa nhiều hoạt chất như passiflorin, sulphate ester, cyanohydrin glycoside, tetraphylline A, B… Tất cả đều có tác dụng an thần nhẹ và cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm dây lạc tiên tươi, rửa sạch, phơi khô và cắt nhuyễn.
  • Mỗi lần sử dụng dùng 1 nắm nhỏ khoảng 15mg hãm thành trà uống hàng ngày. 
  • Hoặc bạn cũng có thể dùng lạc tiên để chế biến thành các món canh, xào, luộc ăn hàng ngày để tăng hiệu quả. 

Một số lưu ý về chăm sóc phòng ngừa chứng mất ngủ 

Để chăm sóc và phòng ngừa mất ngủ, bạn cần vạch ra cho mình một kế hoạch làm việc và lịch trình sinh hoạt phù hợp. Cụ thể với những vấn đề sau:

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Tạo những thói quen và môi trường thoải mái để ngủ ngon, sâu giấc hơn
  • Nếu là một người khó ngủ do nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường, hãy tạo môi trường ngủ thoải mái, không gian yên tĩnh, nhiệt độ ấm áp, thoáng mát và dễ chịu. 
  • “Đầu tư” cho mình một bộ chăn drap nệm gối chất lượng, êm ái để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và phòng tránh chứng mất ngủ hiệu quả. Tư thế được các chuyên gia khuyến khích là nằm nghiêng sang trái hoặc nằm ngửa. 
  • Tạo thói quen đi ngủ lành mạnh và thực hiện nó mỗi ngày để hình thành nếp sinh hoạt khoa học như tắm nước ấm, ngâm chân nước ấm, nghe nhạc nhẹ, thiền định, massage cổ vai gáy… 
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê hay bất kỳ chất kích thích nào, không sử dụng các thiết bị điện tử, không dùng thuốc an thần… 
  • Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ bằng một số bài tập đơn giản. 
  • Tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày và tạo thói quen ngủ – thức đúng giờ giấc. 
  • Cân đối giữa thời gian làm việc và giờ nghỉ ngơi, tránh thức khuya để làm việc quá sức. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học cũng là một cách phòng ngừa mất ngủ hiệu quả. Đảm bảo thực đơn hàng ngày luôn có đủ các dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là canxi, kali và magie. 
  • Không nên ăn tối qua no nhưng cũng không nên nhịn đói, vì cảm giác căng tức bụng hoặc bụng trống rỗng cồn cào sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, lưu ý không nên uống sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng đi vệ sinh nhiều ảnh hưởng giấc ngủ. 
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn và suy nghĩ tích cực bằng những mẹo nhỏ như giao tiếp, chia sẻ nhiều hơn, đi dạo hít thở không khí trong lành, nghe nhạc du dương, viết nhật ký… 

Trên đây là những gợi ý một số mẹo chữa mất ngủ tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Tuy nhiên không phải ai thực hiện cũng có kết quả giống nhau và chỉ những người bị mất ngủ nhẹ áp dụng mới có hiệu quả rõ rệt. Ngược lại với những trường hợp bị mất ngủ mãn tính trong nhiều năm tốt nhất nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger