4 Cách Chữa Đau Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay Cho Người Bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm đau khớp gối khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và vận động sinh hoạt hàng ngày. Nhanh chóng tìm ra cách trị khỏi bệnh là điều mong muốn muốn của nhiều người. Theo đó, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp Tây y, Đông y hoặc dân gian, tùy vào từng mức độ cụ thể. Để lựa chọn được cách chữa đau khớp gối phù hợp, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

Cách chữa tại nhà không cần dùng thuốc

Viêm đau khớp gối là tình trạng viêm nhiễm ở khớp gối khiến phần sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây ra triệu chứng đau buốt, tê nhức, hạn chế vận động. Chứng bệnh này, nếu không được điều trị kịp thời không chỉ khiến người bệnh phải đối diện với cơn đau dai dẳng mà có thể dẫn tới biến dạng khớp, nguy hiểm hơn là teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời. 

Những cách chữa đau khớp gối hiệu quả
Những cách chữa đau khớp gối hiệu quả

Do vậy, ngay khi có các biểu hiện của viêm đau khớp gối, người bệnh có thể ngay lập tức áp dụng những biện pháp sau đây để giảm đau và hạn chế bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là gợi ý chi tiết cho bạn:

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng, chườm lạnh lên đầu gối được gọi là phương pháp nhiệt trị liệu. Có tác dụng giảm đau nhức tức thì, đặc biệt đối với những người bị viêm khớp gối thể nhẹ.

  • Chườm lạnh: Khi cảm giác vùng đầu gối bị đau, bạn hãy lấy đá viên trong tủ lạnh, cho vào một túi chườm (hoặc khăn vải) rồi mang chườm lên đầu gối. Đá lạnh sẽ giúp làm đóng băng các mô bị sưng ở gối tạm thời, làm tê liệt các dây thần kinh giúp bạn giảm đau. Thực hiện chườm lạnh cho đến khi cơn đau được xoa dịu. Có thể lặp lại sau 3 tiếng nếu vẫn còn bị đau.
  • Chườm nóng: Phương pháp này có tác dụng thư giãn cơ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, xoa dịu cơn đau đang hành hạ bạn. Ngoài ra, tác động của nhiệt lên khớp gối còn giúp loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ.

Massage giảm đau khớp gối

Thực hiện các động tác massage xung quanh vùng khớp gối bị đau cũng là một cách đơn giản, hiệu quả giúp bạn trị đau khớp gối tại nhà. Những động tác xoa bóp có tác dụng giảm bớt trạng thái căng cơ ở đầu gối, thư giãn hệ thống gân cơ và dây chằng. Đồng thời giúp lưu thông máu tốt hơn, cải thiện tình trạng sưng viêm ở các mô cơ và làm cơn đau dịu bớt.

Cách massage như sau:

  • Nắm 2 bàn tay lại hình nắm đấm, tác động một lực nhẹ ở đầu gối và những khu vực xung quanh.
  • Đặt phần gót bàn tay lên đùi, tì nhẹ, đồng thời vuốt dọc từ từ xuống đầu gối.
  • Sử dụng các ngón tay, ấn nhẹ đầu gối và những phần xung quanh.
  • Áp lòng bàn tay vào đùi trên, thực hiện miết nhẹ từ phần đùi trên đến đầu gối, cả phía trong và phía ngoài.
Massage đầu gối
Massage sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau khớp gối

Sử dụng các bài tập chữa đau khớp gối

Thực hiện các bài tập chữa đau gối thực chất là vận động các cơ bắp vùng xung quanh gối, giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả, ngăn chặn sự thoái hóa của khớp. Ngoài ra, việc thực hiện các động tác còn giúp cho các phần cơ ở đầu gối linh hoạt hơn, tằng cường sức bền và dẻo dai của các mô sụn. Vì vậy, thường xuyên tập luyện các bài tập dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng sưng đau khớp gối.

  • Bài tập 1: Bước 1 chân tiến lên phía trước 1 bậc cấp hoặc 1 bục, sau đó bước chân tiếp theo lên. Lần lượt thu cả 2 chân về vị trí cũ. Thực hiện động tác 20 lần.
  • Bài tập 2: Ngồi trên ghế, tư thế thẳng lưng, 2 chân chạm đất, chân và đầu gối thả lỏng. Sau đó đứng dậy từ từ và ngồi xuống ghế. Thực hiện động tác này trong vòng khoảng 1 phút.
  • Bài tập 3: Vịn tay vào cái ghế hoặc điểm nắm bất kỳ, chầm chậm ngồi xuống, 2 đầu gối hơi chếch ra ngoài rồi từ từ đứng lên.
  • Bài tập 4: Đứng thẳng, lưng dựa vào tường. Thực hiện nâng chân sang ngang rồi từ từ đưa lên, mũi chân hướng về phía trước. Hạ chân rồi đổi bên. Thực hiện động tác này khoảng 20 lần mỗi ngày.
  • Bài tập 5: Tay vịn vào phía sau của 1 chiếc ghế tựa, đững thẳng lưng. Từ từ đưa chân gập về phía sau, mũi chân hướng xuống đất, gót chân hướng về phía mông. Giữ tư thế này từ 5-10 giây rồi đổi bên.

Cải thiện tình trạng đau khớp gối bằng mẹo dân gian

Trước khi y học phát triển, người xưa đã biết sử dụng những cây thảo dược gần gũi với cuộc sống hàng ngày để chữa trị đau khớp gối. Với những trường hợp bệnh nhẹ, tình trạng đau nhức không thường xuyên xuất hiện, lúc đau, lúc không thì bạn có thể thử áp dụng một trong những mẹo chữa dân gian sau đây:

Chữa đau khớp gối bằng ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, lá ngải cứu có vị ấm, tính hăng đắng, giúp giữ ấm các khớp, trị viêm khớp dạng thấp, ngăn chặn khí huyết ứ trễ. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, loại tinh dầu có trong ngải cứu có khả năng gây tê tự nhiên, giúp giảm đau cho các khớp. Ngoài ra, hoạt chất flavonid trong ngải cứu có tính kháng viêm, giảm đau rất tốt.

Ngải cứu là một trong những cây thuốc được dùng nhiều trong chữa bệnh xương khớp
Ngải cứu là một trong những cây thuốc được dùng nhiều trong chữa bệnh xương khớp

Các bài thuốc chữa đau khớp từ ngải cứu:

  • Bài thuốc 1: Lá ngài cứu rửa sạch, phơi khô. Cho vào ấm sắc với 500ml nước đến khi còn 300ml nước. Chia nước thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Lá ngải cứu rửa sạch đem rang cùng với muối hạt trên chảo nóng đến khi đổi màu. Cho hỗn hợp vào khăn giày rồi chườm quanh vùng đầu gối đang bị đau nhức.

Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt là một loại rau phổ biến, thường gặp trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Theo Đông Y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Vì vậy, lá lốt cũng là một trong những cây thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm khớp gối.

Các bài thuốc từ lá lốt trị viêm khớp gối

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 15gr lá lốt phơi khô, mang rửa sạch rồi đem sắc chung với 2 chén nước đến khi còn ½ chén thì gạn lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 4 cây lá lốt (cả thân lẫn rễ). Rửa sạch lá lốt, cắt khúc rồi phơi cho héo, ngâm chung với 1 lít rượu gạo 40 độ trong vòng 1 tháng. Lấy rượu lá lốt thoa lên vùng đau mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Chữa đau khớp gối bằng cà tím

Cà tím là thực phẩm không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy vậy, ít ai biết rằng cà tím còn có công dụng chữa bệnh viêm khớp rất tốt. Theo Đông Y, cà tím có tính hàn, vị ngọt, được sử dụng nhiều để điều chế các bài thuốc trị viêm khớp.

Các nghiên cứu của khoa học cũng đã chứng minh các sắc tố anthoxynozìt màu tím bên trong loại quả này có công dụng bảo vệ tế bào, giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, hàm lượng dưỡng chất trong cà tím và chất chống oxy hóa cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp gối rất tốt.

Những bài thuốc từ quả cà tím chữa đau khớp gối:

  • Bài thuốc 1: Mang 2 quả cà tím đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó cắt lát rồi nấu chung với 500ml nước trong vòng 15 phút. Lấy nước này chia thành 3 phần, uống hết trong ngày đến khi cơn đau dứt hẳn.
  • Bài thuốc 2: Nước cà tím nấu sôi để nguội. Sau đó hòa với 50ml dầu ô liu, khuấy đều. Sử dụng dung dịch này thoa 1 lớp mỏng lên chỗ đau, rồi dung băng gạc quấn lại để giữ ấm.

Cà gai leo giảm viêm đau xương khớp

Cà gai leo có tên khác cà gai dây, cà quýnh, cà bò, gai cường,… cà gai leo thường mọc hoang nên không mấy ai biết đến công dụng của nó. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cà gai leo có tác dụng chữa trị được nhiều bệnh như viêm khớp gối.

cà gai leo
Sử dụng bài thuốc từ cà gai leo giúp giảm đau xương khớp

Cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, điều trị tốt các chứng đau nhức xương khớp. Theo Tây Y, trong cà gai leo chứa các hoạt chất saponin, antioxidant, ancaloid, được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau, kháng viêm.

Bài thuốc điều trị viêm đau khớp gối từ cà gai leo

  • Bài thuốc 1: Dùng 2gr rễ cà gai leo, sắc chung với 600ml nước đến khi còn 300ml, chia thuốc làm phần để uống. Mỗi lần uống 100ml.
  • Bài thuốc 2: Dùng toàn bộ cây cà gai leo, rửa sạch, phơi đến khi thật khô rồi cho vào máy xay nhuyễn thành bột, bảo vệ trong hộp kín. Sử dụng 2-3 muỗng café bột cà gai leo pha với 100ml nước mỗi ngày để uống.

Cách chữa đau khớp gối bằng Tây y

Y học hiện đại phát triển do vậy việc điều trị viêm đau nhức khớp gối không còn quá khó khăn. Sau khi người bệnh được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đó để xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh để xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp gối bằng thuốc hoặc dùng tới biện pháp ngoại khoa.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp bị viêm khớp gối nhẹ, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để chữa trị. Các loại thuốc kê đơn thường là kháng sinh giảm đau, chống viêm như:

  • Paracetamol: Thường được chỉ định với người đau khớp gối nhẹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp Paracetamol và Tramadol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có khả năng chống viêm và giảm đau giúp đẩy nhanh các triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc chống viêm khớp gối như: aspirin, diclofenac, naproxen, ibuprofen…
Sử dụng kháng sinh điều trị cần cẩn trọng vì có ảnh hưởng nhiều tới hệ thống tiêu hóa
Sử dụng kháng sinh điều trị cần cẩn trọng vì có ảnh hưởng nhiều tới hệ thống tiêu hóa
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc có tác dụng giảm đau và được chỉ định dùng bôi ngoài da khoảng 2 – 3 lần/ngày. Một số loại thuốc như Voltaren Emulgel,..
  • Thuốc tiêm glucocorticoid (corticoid): Một số trường hợp người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp kháng sinh dạng uống và tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm sự tăng sinh màng hoạt.

Phương pháp điều trị viêm đau khớp gối bằng kháng sinh có ưu điểm giảm viêm, đau nhức nhanh. Tuy nhiên về lâu dài, nó có thể gây ra những tác dụng phụ như viêm loét đại tràng, dạ dài, đau nhức đầu, tăng huyết áp,….

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp

Đây là phương pháp chữa bệnh hiện đại trong y học và thường chỉ định với trường hợp mắc bệnh nặng. Tùy vào từng đối tượng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc phương pháp phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm đau khớp gối ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi để đưa vào và sửa chữa vị trí tổn thương trong khớp gối.
  • Ghép tế bào sụn: Áp dụng với người bệnh trẻ tuổi và bị tổn thương viêm ở sụn.
  • Cắt bổ xương: Thường được chỉ định với bệnh nhân bị tổn thương khớp gối nhưng ở phạm vi nhỏ một khu mực ở đầu gối.
  • Thay khớp gối: Đây là cách chữa đau khớp gối ở người già trên 50 tuổi bị viêm đau khớp gối mức độ nặng.
Phẫu thuật thay khớp gối
Phẫu thuật điều trị viêm đau khớp gối

Các cách chữa đau khớp gối này có ưu điểm là nhanh, hiệu quả cao tuy nhiên chi phí đắt và vẫn có thể gây ra những biến chứng nếu điều trị ở cơ sở không đạt chất lượng tốt, do vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Điều trị đau nhức khớp gối bằng Đông y

Mặc dù y học hiện đại phát triển, tuy nhiên không ít người bệnh vẫn lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y. Ưu điểm lớn nhất của cách điều trị theo y học cổ truyền là tính an toàn không gây tác dụng phụ tới dạ dày, gan, thận, cách sử dụng đơn giản không tốn nhiều thời gian, hiệu quả điều trị cao, có thể chữa dứt điểm nếu phù hợp với cơ địa.

Theo Đông y, viêm đau khớp xương là do khí huyết không thông, chức năng tạng phủ suy yếu khiến gân cốt bị đau nhức. Để điều trị bệnh cần phải tiêu giải sự tắc nghẽn từ đó bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân cốt. Các phương pháp chữa bệnh trong đông y như:

Sử dụng thuốc sắc

Sau khi bác sĩ đông y bắt mạch, thăm khám và xác định rồi kê đơn thuốc với các loại thảo dược có khả năng giảm đau, chống viêm như quế chi, xuyên quy, đỗ trọng, bạch linh, hoàng kỳ, cam thảo,…. Các bài thuốc nhằm mục đích giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe xương cốt. Một số bài thuốc Đông Y trị viêm khớp gối là:

  • Bài thuốc 1: Độc hoạt, tế tân, sinh địa, đảng sâm, quế chi, cam thảo, phòng phong, đương quy, phục linh, tang ký sinh, xuyên khung, ngưu tất, bạch thược, tần giao, đỗ trọng.
  • Bài thuốc 2: Lá lốt, thiên niên kiện, hà thủ ô, trinh nữ, thổ phục linh, cỏ xước, sinh địa, quế chi
Thuốc sắc Đông y chưa đau khớp gối an toàn, không gây tác dụng phụ
Thuốc sắc Đông y chưa đau khớp gối an toàn, không gây tác dụng phụ

Thuốc sắc Đông y chưa đau khớp gối an toàn, không gây tác dụng phụ

Chữa đau khớp gối bằng diện chẩn

Đây là biện pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả cao. Thoạt nghe ban đầu, không ít người lầm lẫn và đánh đồng diệt chất và châm cứu giống nhau. Tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu phương pháp châm cứu, bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng châm cứu vào hệ kinh lạc. Thì liêu phát diện chẩn, bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh qua vùng da trên mặt và toàn thân rồi chữa bệnh bằng cách tác động lên những huyệt tương ứng với bộ phận bị tổn thương để khai thông các tắc nghẽn, phục hồi chức năng.

>> Liên quan: Chữa đau khớp gối bằng diện chẩn có thực sự LÀNH TÍNH

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối

Đây cũng là phương pháp bác sĩ đông y sẽ sử dụng các liệu pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,… để tác động tới vị trí tổn thương, đả thông khí huyết, làm giảm cơn đau, giúp cơ săn chắc, xương khớp linh hoạt.

Xem chi tiết tại đây:

Mặc dù không phủ định về tính an toàn trong các phương pháp điều trị trong Đông y. Tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhược điểm là thời gian mang lại hiệu quả lâu. Do vậy, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ.

Những lưu ý khi bị đau khớp gối

Khi bị viêm đau khớp gối, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn:

  • Trong quá trình điều trị đau khớp gối, nên tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp gối như đứng quá lâu, ngồi xổm , khiêng vật nặng, …
  • Việc cơ thể quá khổ sẽ gây tác động mạnh lên khớp gối đang bị viêm và đau nhức. Vì vậy, khi bị viêm khớp gối, bạn nên giữ gìn không để cơ thể tăng cân.
  • Phụ nữ bị viêm khớp gối không nên mang giày cao gót.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dung nạp vào cơ thể nhiều canxi, rau xanh, và trái cây.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để duy trì sức khỏe và cải thiện tình trạng viêm khớp gối.
  • Những cách trị đau khớp gối tại nhà và bằng dân gian chỉ có tác dụng với các trường hợp cơn đau mới phát sinh và chưa có tiến triển nặng và không có tác dụng chữa trị bệnh. Trường hợp khớp gối bị sưng to, đau nhức không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Trên đây là tổng hợp về 4 cách chữa đau khớp gối được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về mỗi liệu phát rồi đưa ra quyết định phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Xoa bóp chữa đau khớp gối hiệu quả và đúng cách như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger