Châm Cứu Chữa Đau Lưng Hiệu Quả Như Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả theo Y học cổ truyền. Liệu pháp này sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị trong thời gian nhất định, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng ứ trệ, tăng quá trình trao đổi chất tại chỗ và cải thiện cơn đau lưng hiệu quả. 

Châm cứu chữa đau lưng
Châm cứu chữa đau lưng là cách chữa không dùng thuốc hiệu nghiệm và an toàn được nhiều người áp dụng

Chữa đau lưng bằng châm cứu có hiệu quả không? 

Chứng đau lưng còn được gọi là thống yêu, thuộc phạm vi chứng bệnh. Theo Y học cổ truyền, đau lưng chủ yếu xảy ra do thận hư, ngoài ra còn có phong, thấp, hàn, nhiệt, huyết ứ, khí trệ, đàm tích, chấn thương…

Cụ thể, cơn đau lưng và các triệu chứng thường xuất hiện do yếu tố phong hàn thấp xâm nhập vào trong cơ thể, sau đó là hệ xương khớp gây tắc nghẽn vận khí, từ đó phát sinh đau nhức. Đồng thời, lao động quá sức, chấn thương, tổn thương cơ khớp, dị dạng đốt sống bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý xương khớp, cột sống… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau lưng. 

Cơn đau lưng thường không kéo dài dai dẳng, chỉ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh, vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột… Cơn đau sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi và càng tăng nặng hơn khi cử động. Để chữa đau lưng theo Đông y, nhiều người thường nghĩ đến sử dụng các bài thuốc sắc là chính, nhưng để tăng hiệu quả, châm cứu cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. 

Châm cứu là phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện dựa theo cơ chế lý luận của Y học cổ truyền. Sử dụng kim châm chuyên dụng với nhiều độ dài, kích thước châm trực tiếp vào các huyệt đạo nằm ở các vị trí đã xác định trước đó. Kỹ thuật châm cứu này được thực hiện nhằm đả thông kinh lạc, giải phóng sự tắc nghẽn trong hệ thống mạch máu, kích thích các tích cực các huyệt đạo, điều hòa ổn định khí huyết và duy trì sự hài hòa chức năng các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Châm cứu chữa đau lưng
Châm cứu là liệu pháp cổ truyền giúp đả thông kinh lạc, giải phóng ứ trệ và giảm đau lưng triệt để

Theo các nghiên cứu khoa học, sự tác động của kim châm đến các huyệt đạo còn kích thích giải phóng hormone endorphin, còn được gọi là morphin nội sinh. Chất này giúp cải thiện sự căng thẳng, thoải mái tinh thần và giảm thiểu khả năng cảm thụ mức độ cơn đau bên trong não, từ đó kiểm soát cơn đau lưng triệt để. 

Liệu pháp châm cứu còn giúp kích thích quá trình phản xạ toàn thân, cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể và ức chế sự tập trung của các tế bào bạch cầu gây đau nhức, viêm nhiễm. Không những vậy, kim châm đến vị trí nào nơi được cải thiện rõ rệt về khả năng chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ, phục hồi chức năng các tạng tổn thương trong cơ thể. 

Ngoài ra, châm cứu còn giúp khắc phục các vấn đề liên quan khác như đau thần kinh tọa, đau đầu, đau cơ xương khớp… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một liệu pháp hỗ trợ, người bệnh cần kết hợp điều trị chuyên sâu bằng thuốc, bấm huyệt, xoa bóp… tại những cơ sở Đông y uy tín để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Hướng dẫn 8 cách châm cứu chữa đau lưng phổ biến

Theo y học cổ truyền, chứng đau lưng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo mức độ, căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ châm cứu phù hợp. Dưới đây là 7 liệu pháp châm cứu phổ biến nhất hiện nay:

1. Đau lưng do chứng thận hư

Chứng đau lưng do thận hư được biểu hiện thông qua những cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài dai dẳng nhưng không rõ vị trí. Cơn đau lưng được khởi phát tại từng thời điểm nhất định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó khăn trong việc vận động, suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ… 

Cơn đau lưng tăng lên khi di chuyển, cử động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Người bị đau lưng do thận hư, thận yếu sẽ đi kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, suy nhược, sợ lạnh, lưỡi đỏ, liệt dương, tiểu nhiều… Để kiểm soát cơn đau lưng, tiến hành châm cứu nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc và bổ ích dưỡng tinh. Cụ thể:

  • Châm cứu tại chỗ vào các huyệt đạo gồm Dương lăng tuyền, Cách du, Thận du, Phong thị, Đại trường du… và đâm kim vào huyệt Ủy trung. 
  • Thực hiện liệu trình châm cứu kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. 

2. Đau lưng thể thấp nhiệt

Chứng đau lưng thể thấp nhiệt đặc trưng với những triệu chứng như sốt cao, có cảm giác nóng bức khó chịu tại vùng lưng, lạnh buốt người khi gặp gió… Thực hiện châm cứu chữa trị chứng bệnh này, tập trung châm vào các huyệt đạo gồm: 

Châm cứu chữa đau lưng
Châm cứu là liệu pháp kiểm soát cơn đau lưng do chứng thấp nhiệt hiệu quả
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Nội đình
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Hợp cốc
  • Bình bổ tả bình

Thực hiện liệu trình trong vòng 7 ngày, mỗi lần thực hiện từ 10 – 15 phút. 

3. Đau lưng do bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức mỏi lưng dữ dội. Cơn đau càng nặng hơn khi thời tiết thay đổi, lao động quá sức, không tập thể dục… Nếu không được can thiệp điều trị, cơn đau thường kèm theo cảm giác tê bì, mất cảm giác và đe dọa khả năng vận động của người bệnh. 

Để cải thiện và kiểm soát cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cần tập trung chủ yếu vào giải châm cứu giải phóng chèn ép lên các dây thần kinh, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và tăng tuần hoàn máu đến hệ cột sống. Một số huyệt đạo cần châm cứu như:

  • Huyệt Mệnh môn
  • Huyệt Đại trường du

Thực hiện liệu trình 15 phút/ ngày, kéo dài liên tục trong vòng 7 ngày. 

4. Đau lưng cấp tính 

Những cơn đau lưng cấp thường bùng phát đột ngột do lao động quá sức, thay đổi tư thế đột ngột hoặc tập thể dục với cường độ mạnh. Đây đều là những tác động mạnh khiến vùng lưng bùng phát cơn đau nhức, giảm khả năng cử động. Các huyệt vị cần châm cứu trong trường hợp này gồm:

Châm cứu chữa đau lưng
Châm cứu các huyệt vị Hoàn khiêu, Thận du, Trật biên giúp kiểm soát cơn đau lưng cấp tính nhanh chóng
  • Huyệt Hoàn khiêu
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Trật biên

Tuân thủ thực hiện liệu trình kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút giúp triệu chứng đau lưng được kiểm soát nhanh chóng. 

5. Đau lưng do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh cộng với hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể bị nhiễm phong hàn. Hiện tượng này khiến cột sống lưng đau nhức, tê bì, co cứng, ê buốt, gây khó khăn trong việc cử động, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. 

Phác đồ chữa đau lưng do thời tiết thay đổi sẽ tập trung vào châm các huyệt đạo gồm Dương lăng tuyền, Ủy trung, Kiên tỉnh và Yêu dương quan. Thực hiện liệu trình kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần 15 phút. 

6. Đau lưng do đang trong chu kỳ hành kinh

Đau lưng do hành kinh ở nữ giới là tình trạng rất phổ biến. Sự co thắt của tử cung nhằm mục đích tống khứ máu kinh ra khỏi cơ thể khiến các nhóm cơ vùng lưng xương chậu co thắt theo gây đau nhức khó chịu. Việc châm cứu trực tiếp vào huyệt đạo giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể và giảm đau lưng nhanh chóng. 

Các huyệt đạo cần châm cứu trong trường hợp này gồm: 

  • Quan nguyên
  • Tam âm giao
  • Âm giao
  • Quy lai

Tuân thủ thực hiện liệu trình kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần 15 phút. 

7. Đau lưng do huyết ứ

Tình trạng huyết ứ (tụ máu) thường xuất hiện ở những người ít vận động, thay đổi tư thế đột ngột hoặc người lớn tuổi do quá trình trao đổi thể chất kém. Từ đó gây ra những cơn đau lưng từng cơn khó chịu, kèm theo cảm giác co cứng, khó cử động vùng lưng. Để kiểm soát tình trạng này, cần châm cứu vào các huyệt đạo sau:

  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Cách du
  • Huyệt Bình âm trái
  • Huyệt Tả A thị
  • Huyệt Đại trường du

Thực hiện liệu trình kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần 10 – 15 phút nhằm đả thông kinh mạch, giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu đến vùng lưng đau nhức, từ đó dứt điểm chứng bệnh đau lưng. 

8. Đau lưng do lao động quá sức

Lao động, vận động quá sức khiến cơ lưng co cứng, dẫn đến đau lưng, ê ẩm khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, tiến hành châm cứu các huyệt vị giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn các nhóm cơ vùng lưng, gồm:

  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Trật biên xuyên Hoàn khiêu

Thực hiện liệu trình liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi lần 15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý cần biết khi thực hiện châm cứu chữa bệnh đau lưng

Châm cứu chữa đau lưng là biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những hạn chế, rủi ro nhất định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Châm cứu chữa đau lưng
Thực hiện châm cứu ở những cơ sở, phòng khám Đông y uy tín, chất lượng để đạt hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ rủi ro

Về quá trình châm cứu trị đau lưng

  • Tuân thủ tuyệt đối liệu trình và những chỉ định của lương y khi thực hiện châm cứu để đạt hiệu quả kiểm soát cơn đau lưng triệt để. Châm cứu tối đa mỗi ngày 1 lần, kéo dài liên tục trong 15 ngày, mỗi lần kéo dài 15 – 20 phút. 
  • Khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần giữ cho tâm lý thoải mái, không nhịn đói nhưng cũng không ăn quá no. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào trước khi thực hiện châm cứu. 
  • Trong quá trình châm cứu, cả người thực hiện lẫn người bệnh cần tương tác liên tục với nhau, nếu bị đau quá mức hoặc nghi ngờ có rủi ro cần rút kim ra ngay. 
  • Sau khi châm cứu, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ít nhất 1 – 2 ngày và tránh vận động, lao lực quá sức. Đồng thời, chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh để cung cấp các chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. 
  • Chống chỉ định thực hiện châm cứu chữa đau lưng với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, mắc các bệnh lý nội khoa, mắc chứng rối loạn đông máu, bế kinh, động kinh… 
  • Người bệnh không được tự ý châm cứu khi chưa được thăm khám, chẩn đoán để tránh gây ra các biến chứng, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. 
  • Chỉ nên chọn những cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền uy tín, chất lượng để thực hiện châm cứu điều trị đau lưng. Việc thực hiện ở những địa chỉ không an toàn, tay nghề kém sẽ gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm do nhiễm trùng, châm cứu sai huyệt đạo gây tụt huyết áp, trụy tim mạch, bầm tím.. 

Về chăm sóc hỗ trợ điều trị

Bên cạnh các lưu ý về châm cứu điều trị, người bệnh cũng cần tập trung chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng để cải thiện bệnh:

  • Châm cứu kết hợp với các cách chữa Đông y khác như sắc thuốc uống, thuốc bôi, ngâm rửa bên ngoài nhằm kiểm soát hiệu quả cơn đau lưng, để rút ngắn quá trình điều trị. 
  • Sinh hoạt điều độ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, giữ ấm cơ thể và tập thể dục thường xuyên, vừa sức mỗi ngày. 
  • Nếu sau châm cứu mà cơn đau không thuyên giảm, người bệnh cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê toa dùng thuốc Tây kiểm soát cơn đau lưng nhanh chóng, ngăn chặn các biến chứng rủi ro về sau. 

Châm cứu chữa đau lưng đem lại hiệu quả khả quan, an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với dùng thuốc Tây. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc của người đọc về cách chữa này. Nếu có mong muốn thực hiện cách này, hãy tìm đến những cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám, chẩn đoán và lên phác đồ châm cứu phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger