Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà được xem là hướng điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng lành tính và không gây tác dụng phụ. Một số loại cây có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng nhưng lại chứa độc tính, không an toàn khi bạn chế biến sai cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về hướng điều trị này và thực hiện một cách hiệu quả, an toàn nhất.

10+ Cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả nhất

Không thể phủ nhận rằng, thuốc tây có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tức thời trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Để khắc phục được nhược điểm trên, chữa viêm mũi dị ứng dân gian đang là phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng. Hướng trị bệnh này sử dụng những loại thảo dược thiên nhiên có sẵn vô cùng phổ biến.

Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà khác nhau mà bạn có thể lựa chọn
Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà khác nhau mà bạn có thể lựa chọn

Trị bệnh bằng mẹo dân gian là phương pháp có chi phí rẻ và được phản hồi khá tốt về công dụng. Nguyên liệu có sẵn, dễ tìm và cách làm cũng vô cùng đơn giản. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà với một vài cách phổ biến như sau:

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây giao

Cây giao là một trong những loại thảo dược thiên nhiên quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Khi dùng loại cây này, bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Mủ của cây giao có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và virus, đào thải dịch nhầy,… Ví dụ như isophorone, togliani hay polyphenol,… Trong đông y, giao cũng là loại cây có vị chua, tính mát có công dụng tốt trong việc giải độc và tiêu viêm.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 10 – 15 cây giao tươi. Đặt cành thành từ đốt nhỏ dài khoảng 3 – 4 cm và để ngay sát miệng ấm/nồi nước sạch.
  • Sau đó, bạn đổ nước sấp mặt cây giao và tiến hành đun sôi trong khoảng 20 phút.
  • Lấy một tờ giấy cứng dài khoảng 50cm, cuộn thành hình ống nhòm và đặt vào miệng nồi nước.
  • Tiếp đến, bạn đặt vào mũi vào đầu nhỏ còn lại và tiến hành xông mũi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện xông hơi mũi với nước giao khoảng 2lần. Lần thứ 2 bạn chỉ cần đổ thêm nước vào trong ấm là được và không cần thay cây giao mới.

Lưu ý:

  • Mủ cây giao có chứa diterpenoid, khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da và tổn thương mắt. Vì vậy nên người bệnh cần mặc đồ bảo hộ khi cắt.
  • Không sử dụng quá nhiều lượng cành giao trong một lần xông vì có thể gây nên tình trạng kích ứng, nôn mửa.
  • Không áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Đây cũng là cái tên góp mặt trong rất nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Sở dĩ tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng bởi nó có chứa allin.

Tỏi là nguyên liệu quan trọng trong việc hồi phục niêm mạc mũi và chữa bệnh hiệu quả
Tỏi là nguyên liệu quan trọng trong việc hồi phục niêm mạc mũi và chữa bệnh hiệu quả

Đây là hoạt chất có thể chuyển hóa thành allicin dưới tác động của ngoại lực. Allicin có dược tính rất mạnh, kháng khuẩn đường hô hấp, giúp cơ thể điều hòa miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Do đó, tỏi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh viêm mũi gây ra.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 4 tép tỏi, bóc vỏ, rửa sạch.
  • Nghiền nát tỏi đã được chuẩn bị cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để thu lại nước cốt.
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1.
  • Sau đó, bạn thoa hỗn hợp đều vào trong niêm mạc mũi và để khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, người bệnh có thể rửa mũi lại với nước muối sinh lý.

Lưu ý:

  • Cơ thể bạn đôi khi sẽ xảy ra tình trạng kích ứng, đau rát nhẹ khi thoa dung dịch. Đây là phản ứng bình thường và sẽ giảm nhanh trong một vài phút nên bạn không cần quá lo lắng.
  • Không áp dụng phương pháp thoa nước cốt tỏi này với trẻ nhỏ, người có cơ địa dễ bị kích ứng.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc là loại thảo dược vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Rất nhiều trường hợp đã dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng và đạt được hiệu quả tích cực.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu của hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất rất tốt cho cơ thể. Khi sử dụng, cơ thể bạn sẽ được thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và chống dị ứng. Thuốc nhỏ mũi Agerhinin hay Flanos cũng có chứa thành phần là tinh dầu của loài hoa quý này.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 10 – 15 cây ngũ sắc tươi, bỏ rễ và rửa sạch phần thân và hoa, phơi ráo nước.
  • Bạn tiến hành cắt cây hoa thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Người bệnh chắt lấy dung dịch hoa ngũ sắc để thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi, để trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, bạn nhớ rửa sạch lại mới nước muối sinh lý.

Lưu ý:

  • Nhiều người thường bị nhầm lẫn hoa ngũ sắc với các loại hoa dại khác. Cây ngũ sắc có khả năng chữa viêm mũi dị ứng có hoa màu tím, cao khoảng 30 -50 cm.
  • Khi sử dụng dung dịch hoa ngũ sắc, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi xót mũi do dây thần kinh bị kích ứng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thì tình trạng này sẽ kết thúc nên bạn không cần quá lo lắng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc

Theo y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc quy tỳ, cam và có khả năng hoạt huyết, tiêu sưng, hóa ứ. Đối với chứng bệnh như viêm mũi dị ứng do can hỏa, tỳ hư thì bạn có thể dùng hạt gấc để khắc phục triệu chứng.

Hạt gấc được xem là một trong những nguyên liệu của nhiều bài thuốc dân gian khác nhau
Hạt gấc được xem là một trong những nguyên liệu của nhiều bài thuốc dân gian khác nhau

Hạt gấc giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể và các cơ quan quay trở lại làm việc bình thường. Từ đó, bạn sẽ thấy các triệu chứng như hắt hơi, chảy nhiều dịch gây tắc ứ, đau họng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 25 hạt gấc tươi, đem rửa sạch, để ráo.
  • Cho lên bếp nướng hoặc bạn cũng có thể rang chín đến khi thấy cháy sém ngoài vỏ là được.
  • Tiến hành xay nhỏ hoặc đập dập hạt gấc và đổ vào bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Đổ rượu trắng ngập mặt hạt gấp, đậy nắp thật kín và người bệnh ủ trong khoảng 10 ngày.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một ít rượu hạt gấc mát xa sống mũi để giúp mạch máu lưu thông và thải hết dịch mũi.

Lưu ý:

  • Hạt gấc hơi có tính độc nên bạn cần phải rang chín mới sử dụng được.
  • Rượu hạt gấc chỉ áp dụng ở ngoài da mà thôi.
  • Bạn cần tránh không dùng chung rượu hạt gấc với các loại thuốc nhỏ mũi khác.
  • Không ăn hạt gấc vì các tinh chất trong đó có thể gây ngộ độc.
  • Không áp dụng bài thuốc này cho trẻ em dưới 9 tuổi hoặc người có cơ địa nhạy cảm.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng theo dân gian

Gừng được nhiều người biết đến với cái tên là một chất kháng sinh tự nhiên. Trong gừng có chứa Gingerol – hợp chất có hoạt tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, trong loại củ này cũng có chứa Capsaicin và Piperine. Khi sử dụng cũng có khả năng giúp cơ thể kháng histamin, thông thoáng mũi.

Các nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, gừng là một chất xúc tác giảm đau và có tác dụng lưu thông khí huyết. Sử dụng gừng là biện pháp hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 củ gừng tươi, rửa sạch.
  • Tiến hành thái gừng thành từng lát mỏng và hòa cùng với nước sôi, mật ong.
  • Mỗi ngày, bạn nên uống 2 cốc nước gừng mật ong.
  • Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Lưu ý:

  • Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì đối tượng này dễ bị ngộ độc do Clostridium botulinum.
  • Cha mẹ có thể thay thế mật ong bằng đường phèn trẻ dễ hấp thụ hơn.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi

Bèo cái là loại cây dại xuất hiện rất nhiều ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Dù mọc trôi nổi tại các ao hồ nhưng đây lại là vị thuốc được dân gian ứng dụng nhiều để trị các bệnh như sưng viêm, hen suyễn hoặc dị ứng, mẩn ngứa,…

Bèo cái có vị cay, tính lạnh nên có khả năng giúp có thể tiêu độc và thanh nhiệt. Người bệnh có thể sử dụng bèo cái để loại bỏ tất cả các triệu chứng hắt xì hoặc chảy dịch dai dẳng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng:

  • Lấy khoảng 200g bèo cái tươi, bỏ rễ rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Bạn sử dụng túi lọc để chắt lấy nước cốt, sau đó pha loãng với nước lọc để uống.
  • Nếu cảm thấy đắng, người bệnh có thể thêm mật ong để trung hòa.
  • Mỗi ngày, bạn có thể uống 1 cốc hoặc chia nhỏ thành 2 phần để sử dụng trong ngày.

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng ngải cứu

Ngải cứu được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm họng hay viêm mũi dị ứng. Bạn có thể tìm mua loại thảo dược này ở bất cứ đâu với giá thành phải chăng.

Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả
Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

Sở dĩ, loại thảo dược này có công dụng đa dạng như vậy nhờ vào những tinh chất quý. Khi áp dụng ngải cứu, những độc tố trong cơ thể bạn sẽ được đào thải. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 100g ngải cứu rửa sạch, đem giã nát và chỉ thu phần nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt ngải cứu cùng nước lọc theo tỷ lệ 1:1.
  • Người bệnh uống trực tiếp dung dịch thu được hoặc có thể thêm một ít đường để dễ sử dụng hơn.
  • Mỗi ngày, bạn uống khoảng 1 – 2 cốc nước ngải cứu này tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng vì loại thuốc này có thể gây nên tình trạng thai lưu hoặc sảy thai vô cùng nguy hiểm.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá húng chanh

Lá húng chanh là một trong những loại thảo dược vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Đây được xem là nguyên liệu quý trong các bài thuốc Nam có tác dụng quy kinh tỳ, vị, phế.

Lá húng chanh có thể giải quyết hầu hết các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng. Ví dụ như hắt hơi, đau họng hoặc sổ mũi,… Loại cây này cũng chứa tinh dầu có các hợp chất phenolic có tính kháng sinh mạnh.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng một nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch và để ráo.
  • Tiến hành hãm cùng 200ml nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Mỗi ngày, người bệnh uống 2 – 3 tách trà lá húng chanh để niêm mạc mũi được thông thoáng.

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá lốt

Lá lốt là loại cây được dùng rất nhiều trong bữa cơm của người Việt. Đây cũng là một trong những loài cây hiếm có chứa thành phần với khả năng kháng khuẩn, chống dị ứng rất tốt (piperin và piperidin).

Trong đông y, lá lốt là vị thuốc có tính ấm, vị cay và có khả năng chống, đau đầu, chảy dịch mũi. Do vậy, bạn có thể sử dụng loại cây này để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Lấy một nắm lá lốt (khoảng 15 – 20 lá), rửa sạch với nước muối loãng.
  • Bạn tiến hành nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, người bệnh sử dụng nước lá lốt vừa thu được để xông mũi nhằm làm giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch mũi.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tinh dầu lá bạc hà tươi

Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá bạc hà được xem là phương pháp vô cùng phổ biến. Loại lá này cũng được điều chế và áp dụng cho nhiều sản phẩm thuốc tây y khác nhau.

Lá bạc hà tươi chứa nhiều tinh chất giúp thanh mũi, mát họng và cải thiện bệnh rất tốt
Lá bạc hà tươi chứa nhiều tinh chất giúp thanh mũi, mát họng và cải thiện bệnh rất tốt

Lá bạc hà có khả năng chữa được hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh có liên quan đến dị ứng. Bởi trong loại lá này có chứa hàm lượng tinh dầu lớn cùng các hoạt chất sinh học như L- limonene, L-a-pine, L- methol hay methyl acetate.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng lá bạc hà tươi, rửa sạch và đun nhỏ lửa để lấy tinh dầu.
  • Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần nhỏ 2- 3 giọt vào tinh dầu tự nhiên này vào nước sôi để xông mũi hàng ngày.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ cần thực hiện khoảng 1 – 2 lần với liều lượng an toàn là 0,02-0,2ml sẽ giúp bệnh biến chuyển tích cực.

Lưu ý:

  • Một số trường hợp người bệnh có cơ địa mẫn cảm với bạc hà có thể cảm thấy buồn nôn và chóng mặt khi tiến hành xông tinh dầu.
  • Không áp dụng cách chữa bệnh trên cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây lược vàng

Cây lược vàng sở hữu cả hai hoạt chất tự nhiên có khả năng giúp cơ thể kháng histamin mạnh nhất. Đó là Quercetin và Kaempferol, giúp cơ thể giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Đặc biệt phải kể đến đó là chứng phù nề. Bạn sẽ không cần phải lo lắng đến tình trạng sưng viêm hay ngạt mũi nữa. Với khả năng kháng khuẩn mạnh, khi sử dụng cây lược vàng, bạn còn giúp thải độc cơ thể tự nhiên nữa đấy!

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 7 cành lược vàng tươi, rửa sạch.
  • Tiến hành sắc cây lược vàng cùng 800ml nước với lửa nhỏ.
  • Tiếp tục đun đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp rồi uống trực tiếp.

Lưu ý: Liều lượng sử dụng an toàn tối đa là 7 – 9 cành lược vàng tươi một ngày.

Lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà được đánh giá là có hiệu quả cao và khá lành tính. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng đúng cách, khoa học và giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

Người bệnh chú ý vệ sinh mũi đều đặn khi áp dụng chữa bệnh bằng phương pháp dân gian
Người bệnh chú ý vệ sinh mũi đều đặn khi áp dụng chữa bệnh bằng phương pháp dân gian

Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình chữa trị:

  • Trước khi sử dụng các cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian này, bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng sao cho khoa học và an toàn nhất.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không được tự ý dùng các bài thuốc chiết xuất dung dịch để thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi. Da của trẻ rất mỏng manh nên dễ bị kích ứng.
  • Đối với tất cả các loại dược liệu, bạn cần sơ chế kỹ càng để chắc chắn đã loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn để không gây hại cho sức khỏe.
  • Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian chỉ thực sự chỉ có tác dụng tốt đối với các trường hợp bệnh mới chớm và không phù hợp với viêm nhiễm trong giai đoạn mãn tính.
  • Viêm mũi dị ứng có thể dễ dàng biến chứng thành bệnh viêm xoang. Do đó, bạn không nên sử dụng các mẹo dân gian trong thời gian dài. Sau khoảng 15 ngày áp dụng, bạn nhận thấy các triệu chứng vẫn không có cải thiện thì cần ngừng điều trị và tìm ra hướng giải quyết khác.
  • Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên tái khám thường xuyên đúng hạn để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu bệnh có những chuyển biến xấu thì nên áp dụng biện pháp cải thiện phù hợp hơn.
  • Mỗi một người đều sẽ có thể trạng và tình trạng bệnh lý khác nhau. Do đó nên hiệu quả của từng phương pháp cũng sẽ có sự khác biệt.
  • Một số loại cây chữa bệnh dựa trên độc tính tự nhiên sẵn có nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sơ chế và sử dụng.
  • Việc bào chế sai cách hoặc dùng sai liều lượng cũng sẽ khiến cho dược tính của cây thuốc bị mất đi. Từ đó, bệnh không được chữa khỏi mà cơ thể cũng phải đối mặt với những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian được chia sẻ trong bài viết trên vô cùng đơn giản và rất dễ thực hiện. Những phương pháp này có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh tại nhà với chi phí. Dù vậy, bạn cũng không nên lạm dụng, tránh để tình trạng viêm mũi dị ứng chuyển biến theo chiều hướng xấu. Để tăng hiệu quả của, người bệnh cũng cần chú tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger