Mách Bạn 10 Cách Ngâm Chân Trị Mất Ngủ Cực Hay Nên Thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Ngâm chân trị mất ngủ là mẹo dân gian hiệu nghiệm và an toàn lành tính với sức khỏe. Nước ấm kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng thần kinh, xoa dịu não bộ. Nhờ đó cải thiện các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc… Kiên trì áp dụng cách này còn giúp “trẻ hóa tinh thần”, chống lão hóa và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Mất ngủ hàng đêm khiến thể chất và tinh thần sụt giảm nhanh chóng, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe

Giấc ngủ ban đêm cực kỳ quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đây là thời gian nghỉ ngơi, thải độc, thanh lọc cơ thể và tái tạo năng lượng cho ngày hoạt động tiếp theo. Các chuyên gia khuyến khích nên ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy cơ chế tự chữa lành mọi tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, mất ngủ là chứng bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và phiền toái cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, chất lượng công việc, học tập. Một số nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm như stress, căng thẳng thần kinh, suy giảm miễn dịch, mất ngủ sau sinh, tiền mãn kinh, lạm dụng chất kích thích… 

Những đêm trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn và dễ giật mình tỉnh giấc khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, tăng nguy cơ phát sinh các bệnh thực thể hoặc bệnh tâm lý khó lường. 

Thực hư công dụng ngâm chân trị mất ngủ 

Bàn chân tuy nhỏ bé nhưng lại là bộ phận có sự tồn tại của hơn 60 huyệt đạo quan trọng của cơ thể, trong đó có những huyệt đạo liên kết với phần vỏ đại não thần kinh. Theo khía cạnh YHCT, chân là gốc của cơ thể, nắm giữ nhiều huyệt đạo và kinh mạch quan trọng, chi phối sự hoạt động của cơ thể. Do đó, ngâm chân được xem là một trong những liệu pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, đẩy lùi chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Nước ngâm chân thường là nước ấm, có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lưu thông trơn tru đến các cơ quan nội tạng, đả thông kinh mạch, tăng cường vệ khí (sức đề kháng), điều chỉnh cân bằng nội tiết… Đặc biệt, khi kết hợp nước ấm với các loại thảo dược nhất định giúp ổn định huyết áp, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, kích thích não bộ sản sinh các hormone dẫn truyền thần kinh giúp xoa dịu não bộ, xua tan mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng thần kinh, xua tan mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ

Ngoài ra, ngâm chân còn giúp thư giãn toàn thân, làm giãn cơ bắp, giảm tê bì tay chân và đau nhức xương khớp mỗi đêm, cải thiện chức năng vận động. Nước ngâm chân chứa tinh chất dược liệu còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, tăng hàng rào bảo vệ giúp kháng viêm, chống khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm men… 

Do đó, sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng, trước khi đi ngủ bạn hãy dành khoảng 20 phút để ngâm chân. Cách này đơn giản, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả chữa mất ngủ rõ rệt mà lại an toàn, lành tính, có thể thực hiện trong thời gian dài và tiết kiệm chi phí tối đa.

Hướng dẫn 10 cách ngâm chân chữa mất ngủ hiệu quả

Có rất nhiều cách ngâm chân để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Về cơ bản vẫn là ngâm chân với nước ấm nhưng khác về cách kết hợp dược liệu. Hãy thử áp dụng thử một số cách dưới đây: 

1. Ngâm chân nước ấm pha muối 

Muối là nguyên liệu tự nhiên lành tính với sức khỏe con người và đem lại nhiều lợi ích chữa bệnh hiệu quả, trong đó có chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn. Trong các tài liệu y học cổ, muối có vị mặn, tính hàn nhưng không độc, được quy vào 3 kinh tâm, thận, vị. Có tác dụng lương huyết, thanh tâm, tả hỏa, nhuận táo, giải độc, tư thận và dẫn thuốc vào kinh lạc. 

Khi ngâm chân nước ấm pha muối, các dược chất này dễ dàng thẩm thấu vào kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng thần kinh và đem lại sự thư giãn, thoải mái tối đa. Nhờ đó, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau mỏi, tê bì tay chân, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, chống lại bệnh tật. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Chữa mất ngủ bằng bài thuốc ngâm chân nước muối ấm đem lại hiệu quả cao

Cách thực hiện

  • Đun sôi 2 lít nước rồi đổ ra chậu. 
  • Cho vào chậu 2 thìa cafe muối biển dạng hạt to hoặc muối khoáng chuyên dùng để ngâm chân. 
  • Khuấy cho muối tan đều, đợi nước nguội bớt hoặc có thể pha thêm nước mát. 
  • Tiến hành ngâm chân khoảng 20 phút và lau khô chân ngay sau đó là hoàn thành. 
  • Thực hiện cách này mỗi ngày, trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút để đạt kết quả tốt nhất. 

2. Ngâm chân nước ấm pha tinh dầu tràm 

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá và cành tràm non, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp, cảm mạo, ho khan, tiêu chảy, viêm da, nổi mẩn ngứa… Đặc biệt, hoạt chất Cineol và α-terpineol trong tinh dầu tràm còn có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm sung huyết và giải phóng căng thẳng thần kinh, tăng tuần hoàn máu. 

Mùi tinh dầu tràm dịu nhẹ, rất dễ chịu, khi vào trong cơ thể giúp xoa dịu não bộ, giảm mệt mỏi, xua tan căng thẳng. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, dễ giật mình tỉnh giấc nhưng khó ngủ lại… Cách sử dụng tinh dầu tràm chữa mất ngủ tốt nhất là pha nước ngâm chân. Cách này đơn giản, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả nhanh chóng và lành tính với sức khỏe người dùng. 

Cách thực hiện

  • Đun sôi nồi nước 2 lít, tắt bếp và đổ ra chậu. 
  • Đợi cho nước nguội bớt hoặc thêm một ít nước lạnh vào để giảm nhiệt nóng. 
  • Nhỏ trực tiếp 3 – 5 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào chậu. 
  • Khuấy đều lên rồi tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. 
  • Lau khô chân xong là bạn có thể lên giường đi ngủ ngay. 
  • Kiên trì thực hiện mẹo này hàng ngày trước giờ đi ngủ để đạt hiệu quả như mong đợi. 

3. Ngâm chân nước ấm pha tinh dầu khuynh diệp

Một trong những công dụng tuyệt vời của tinh dầu khuynh diệp chính là khả năng xoa dịu căng thẳng thần kinh và xua tan sự mệt mỏi tức thì. Người bị mất ngủ sử dụng loại tinh dầu này giúp kích thích sự hoạt động tích cực của hệ thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, giảm căng thẳng và tạo cảm giác buồn ngủ hoặc tỉnh táo tập trung khi cần thiết. 

Để cải thiện giấc ngủ, bạn hãy thực hiện ngâm chân nước pha tinh dầu khuynh diệp mỗi ngày trước khi đi ngủ. Mùi tinh dầu thoang thoảng khắp phòng cộng với công dụng giảm stress nhanh chóng sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ ngay sau đó, đặc biệt ngủ ngon, ngủ sâu và không mộng mị. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân nước ấm pha tinh dầu khuynh diệp giúp giảm stress, xua tan mệt mỏi và đẩy lùi chứng mất ngủ

Cách thực hiện

  • Đun sôi nồi nước 2 lít, đổ ra chậu.
  • Pha thêm một ít nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước ấm phù hợp. 
  • Nhỏ vào chậu khoảng 3 – 5 giọt tinh dầu, khuấy đều lên. 
  • Tiến hành ngâm chân vào chậu kết hợp hít thở đều trong vòng 20 phút. 
  • Thực hiện mẹo này trước khi ngủ khoảng 30 phút. 

4. Ngâm chân nước ấm pha nước quế 

Quế là 1 trong 4 vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong Đông y, chuyên dùng để chữa các bài thuốc kinh điển. Quế có vị cay, tính nóng, hơi độc nhẹ, có tác dụng điều hòa khí huyết, làm ấm trung tiêu, thông kinh, tán hàn và chỉ thống. Đối với người bị mất ngủ, chỉ cần ngâm chân nước quế hàng ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt, giảm đau nhức, tê bì tay, chân.

Còn về y học hiện đại, quế chứa hàm lượng cao hoạt chất cinnamaldehyde có khả năng ức chế sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương, xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi và tạo cảm giác buồn ngủ. Mùi quế nhẹ nhàng, kích thích mạnh đến não bộ, giúp thư giãn toàn thân và hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Dùng 50g vỏ hoặc bột quế đun sôi cùng 2 lít nước. 
  • Nước sôi được khoảng 15 phút thì tắt bếp. 
  • Đổ ra chậu và thêm nước lạnh để giảm nhiệt nóng. 
  • Tiến hành ngâm chân và massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút.
  • Kiên trì thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

5. Ngâm chân nước hoa cúc

Hoa cúc cũng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và dùng phổ biến trong điều trị mất ngủ. Hoa cúc có vị ngọt, hơi cay và quy vào 3 kinh can, phế, thận. Với công dụng tán phong thấp, dưỡng âm, ích can, giáng hỏa và thanh đầu mục. Đặc biệt là khả năng an thần, làm mát cơ thể giúp cải thiện giấc ngủ, đẩy lùi các triệu chứng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc… 

Theo Tây y, hoa cúc chứa hàm lượng tinh dầu cao với các loại vitamin A, B cùng nhiều loại acid amin, nguyên tố vi lượng (điển hình là selen), có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và ổn định chức năng não bộ, sản sinh hormone cải thiện giấc ngủ rõ rệt. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Hoa cúc – Vị dược liệu tự nhiên ngâm chân trị mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm hoa cúc khô, đun sôi với 2 lít nước. 
  • Đổ ra chậu, thêm nước mát và ngâm chân khoảng 15 phút. 
  • Thực hiện ngâm chân với nước hoa cúc mỗi ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

6. Ngâm chân nước nấu lá lốt 

Lá lốt là vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống và hạ khí. Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh mụn nhọt ngoài da, đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi… Nhờ đó cải thiện giấc ngủ ban đêm hiệu quả. 

Ngâm chân nước ấm lá lốt có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc ngay sau đó. Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa một số hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây bệnh xung quanh. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá, thân, rễ lá lốt, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Cắt thành từng đoạn ngắn, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. 
  • Cho vào nồi 1 thìa cafe muối biển trước khi tắt bếp. 
  • Đổ ra chậu, hòa thêm nước mát rồi tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. 
  • Thực hiện trước khi đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

7. Ngâm chân nước nấu lá ngải cứu

Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc được dùng phổ biến, có mùi thơm, tính ấm và vị đắng đặc trưng, quy vào các kinh can, tỳ, thận. Có tác dụng cầm máu, khứ hàn và giảm đau. Ngoài tác dụng an thai, cải thiện đau nhức xương khớp, phong thấp, ngải cứu còn có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi chứng mất ngủ hiệu quả. 

Tinh dầu ngải cứu có mùi thơm dịu nhẹ, làm ấm cơ thể và giảm căng thẳng, xoa dịu thần kinh, tạo sự thoải mái toàn thần. Chính vì vậy, ngâm chân bằng nước ngải cứu giúp cải thiện rất hiệu quả các triệu chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 30gg ngải cứu tươi, nhặt bỏ lá sâu, hư, úng và rửa sạch qua nhiều lần nước. 
  • Cho vào nồi nước 2 lít đang sôi trên bếp, đun khoảng 15 phút cho dược chất tinh dầu tiết ra. 
  • Trước khi tắt bếp, thêm vào một thìa cafe muối biển, đổ hỗn hợp này ra chậu. 
  • Pha thêm nước và tiến hành ngâm chân 15 – 20 phút trước giờ đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

8. Ngâm chân nước ấm gừng tươi, sả

Gừng và sả là bộ đôi dược liệu hoàn hảo giúp chữa mất ngủ hiệu quả. Trong Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể và thanh lọc giải độc. Còn sả chứa tinh dầu có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn toàn thân và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngâm chân bằng hỗn hợp nước gừng, sả không chỉ đẩy lùi chứng mất ngủ mà còn giúp giảm mùi hôi chân hiệu quả. Hỗ trợ giảm mệt mỏi, chữa cảm cúm, giảm đau đầu, ho, sổ mũi… rất tốt. Bạn cũng có thể kết hợp thêm muối, chanh, lá bưởi hoặc vỏ bưởi để tăng thêm sự công hiệu. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Nước ngâm chân gừng sả giúp thư giãn toàn thân, giảm mệt mỏi và ngủ ngon hơn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 củ gừng và 3 cây sả tươi, rửa sạch các nguyên liệu và để ráo. 
  • Đập gừng, sả hơi nát, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. 
  • Đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. 
  • Ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ, kiên trì áp dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

9. Ngâm chân nước trà xanh 

Trà xanh có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần, thư giãn não bộ, đẩy lùi các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và chữa mất ngủ. Nước trà xanh tuy có thể gây mất ngủ do chứa hàm lượng cao caffein, nhưng ngâm chân bằng nước trà xanh lại giúp xoa dịu thần kinh và cải thiện rõ rệt chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất có trong nước ngâm chân trà xanh còn có tác dụng dưỡng da, tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, non, rửa sạch qua nhiều lần nước và để ráo. 
  • Ngâm chân trực tiếp vào chậu nước trà xanh và kết hợp massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

10. Ngâm chân nước hoa hồng

Trong Đông y, hoa hồng là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại hoa hồng thường dùng hoa hồng đỏ và trắng. Dược liệu sau khi sơ chế có vị thơm mát và không độc, có tính ấm, vị ngọt, giúp điều kinh, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông huyết mạch và cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. 

Ngoài ra, ngâm chân bằng nước hoa hồng còn giúp kháng viêm, chống khuẩn, tiêu sưng, bảo vệ bàn chân khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, dưỡng ẩm làm mềm da chân, gót chân hồng hào khỏe mạnh. 

Ngâm chân chữa mất ngủ
Nước ngâm chân hoa hồng chữa mất ngủ hiệu quả và an toàn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g hoa hồng tươi hoặc khô, đun sôi với 2 lít nước. 
  • Khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp, đổ ra chậu sứ.
  • Đợi cho nguội bớt hoặc hòa thêm nước lạnh để giảm nhiệt. 
  • Ngâm chân khoảng 20 phút, dùng khăn lau khô là hoàn thành. 

Lưu ý cần biết khi thực hiện ngâm chân trị mất ngủ

Ngâm chân trị mất ngủ là mẹo dân gian đơn giản, đem lại hiệu quả rõ rệt sau khi áp dụng và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, song song đó cách chữa này cũng có nhiều mặt hạn chế và tồn tại các rủi ro khó lường khác. Do đó, hãy thận trọng cân nhắc trước khi sử dụng và lưu ý một số điều sau:

Ngâm chân chữa mất ngủ
Kết hợp ngâm chân với massage, xoa bóp bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị mất ngủ
  • Chỉ nên ngâm chân sau khi ăn ít nhất 1 tiếng. Tránh ngâm chân ngay sau khi ăn vì rất dễ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn do lúc này tuần hoàn máu chủ yếu tập trung xuống chân. 
  • Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ, trong khoảng thời gian từ 19h – 20h. Vì đây là lúc chức năng thận hoạt động mạnh mẽ nhất. 
  • Thực hiện ngâm chân từ 3 – 4 lần/ ngày và kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 2 – 3 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả cải thiện rõ rệt. 
  • Nên sử dụng chậu ngâm hoặc thùng ngâm bằng gỗ vì gỗ có khả năng làm nước ngâm lâu nguội và thúc đẩy sự hấp thụ các vị dược liệu tốt nhất. 
  • Nhiệt độ nước ngâm phù hợp nhất là từ 38 – 43 độ C. Không được ngâm chân với nước quá nóng vì nước nóng có thể làm tổn thương mạch máu, gián đoạn tuần hoàn máu gây hại cho sức khỏe và rất dễ gây bỏng. 
  • Chỉ nên ngâm chân tối đa 20 phút là tốt nhất. Không nên ngâm chân quá lâu vì khi máu dồn xuống hai chân quá lâu sẽ làm cho tuần hoàn ở tim mạch, não không cân bằng và rất có hại. Ngoài ra, ngâm chân quá lâu còn làm da chân mềm đi, lở loét và viêm nhiễm. 
  • Tư thế ngâm chân trị mất ngủ đúng là ngồi thẳng lưng và thả lỏng cơ thể. Đặt chân vào trong chậu, sao cho nước không ngập qua khỏi mắt cá và cách khoảng 2cm là được. Trước khi ngâm hãy rửa chân trước cho sạch để trong quá trình ngâm kết hợp thực hiện massage chân nhằm tăng hiệu quả điều trị. 
  • Chống chỉ định áp dụng cách ngâm chân chữa mất ngủ này cho người mắc chứng tắc nghẽn động mạch, sức khỏe yếu, tụt huyết áp, phụ nữ mang thai,  phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì, người có vết thương hở ở chân… 
  • Để tăng hiệu quả ngâm chân chữa mất ngủ, bạn nên kết hợp với các phương pháp hiệu quả khác như dùng bài thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt, yoga, thiền định, uống trà thảo mộc, ăn những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ… 

Ngâm chân trị mất ngủ là mẹo dân gian cần được thực hiện trong thời gian dài mới có tác dụng. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn thường xuyên và đúng cách theo lộ trình dài ngày mới có tác dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách chữa này, hãy trao đổi trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger