Top 10 cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Áp dụng các cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà được xem là một trong những giải pháp trị bệnh vừa hiệu quả vừa an toàn, ít tác dụng phụ mà lại tiết kiệm chi phí. Một số cách đơn giản giúp giảm triệu chứng nổi mề đay như chườm đá, tắm nước lá khế, trà xanh, trầu không, kinh giới, bột yến mạch…

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Các cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà vừa hiệu quả vừa lành tính, an toàn và tiết kiệm chi phí

Khi nào nên áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà?

Nổi mề đay, mẩn ngứa là một dạng tổn thương da cấp hoặc mãn tính đặc trưng các triệu chứng ngứa ngáy, phù nề, sưng tấy khó chịu. Cơ chế phát bệnh thông qua hoạt động sản sinh và phóng thích histamine – một chất trung gian gây dị ứng. Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều nhanh chóng thuyên giảm sau 24 tiếng và biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. 

Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những triệu chứng khó chịu của bệnh kéo theo rất nhiều sự phiền toái, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí hình thành các tổn thương nghiêm trọng trên da, gây ra nhiễm trùng cùng hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như mất ăn, mất ngủ, giảm tập trung, sức đề kháng suy yếu… 

Có rất nhiều biện pháp điều trị nổi mề đay mẩn ngứa, nhiều người thường chọn cách dùng thuốc Tây để khỏi bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, trước những tác dụng phụ, rủi ro khó lường mà các loại thuốc tân dược mang lại, nhiều người lại có xu hướng chọn lựa các cách chữa tại nhà. Các biện pháp này tương đối dễ thực hiện, sử dụng các nguyên liệu, phần lớn là thảo dược lành tính, dễ tìm, tiết kiệm chi phí tối đa. 

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Nổi mề đay đặc trưng với các tổn thương phù nề, đỏ rát và ngứa ngáy trên da

Tuy nhiên, hiệu quả của các cách điều trị tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp sau: 

  • Các tổn thương trên da chỉ ở mức độ nhẹ, khởi phát khu trú hoặc lan ở những vùng da nhỏ; 
  • Triệu chứng nổi mẩn đỏ tuy lan rộng nhưng không ngứa nhiều; 
  • Chỉ có các tổn thương da và không đi kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hô hấp, toàn thân…;

Để tăng hiệu quả điều trị nổi mề đay, người bệnh có thể kết hợp với các biện pháp điều trị y tế như dùng thuốc dạng kem, gel bôi ngoài da. Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn cách sử dụng phù hợp, giảm nguy cơ tương tác giữa các dược chất, gây hại cho sức khỏe. 

TOP 10 cách trị nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả 

Nếu chưa biết cách thực hiện, tham khảo ngay 10 cách giảm ngứa do nổi mề đay dưới đây:

1. Tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi thường xảy ra do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, khiến cơ thể liên tục sản sinh histamine gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Lúc này, dù bạn có áp dụng bao nhiêu cách chữa đi nữa bệnh cũng không thể khỏi dứt điểm. 

Do đó để kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay, giảm ngứa ngáy khó chịu, người bệnh cần chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng như: 

  • Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng; 
  • Thực phẩm (hải sản, thịt bò, đậu phộng, nhộng tằm…);
  • Các loại hóa – mỹ phẩm; 
  • Nọc độc côn trùng; 
  • Mủ thực vật;
  • Lông chó mèo; 
  • Phấn hoa;
  • … 

Nếu không thể xác định chính xác tác nhân dị ứng, người bệnh có thể đến bệnh viện để được hỗ trợ chẩn đoán. 

2. Chườm lạnh/ tắm nước mát

Chườm lạnh hoặc tắm nước mát là giải pháp giảm ngứa tạm thời do nổi mề đay hiệu quả. Nhiệt lạnh có tác dụng làm co mạch, ngăn chặn tính thấm mao mạch, giảm ngứa ngáy đồng nghĩa với việc giảm hình thành các tổn thương mới trên da. 

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Chườm lạnh giúp giảm ngứa, ngăn cản viêm nhiễm lây lan do nổi mề đay

Bên cạnh đó, chườm lạnh còn giúp giảm tình trạng da sưng đỏ, cảm giác nóng rát và làm sạch các tác nhân dị ứng, góp phần hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng. Có thể áp dụng cách này 2 –  3 lần/ ngày hoặc khi cơn ngứa ngáy bùng phát. Chườm lạnh từ 15 – 20 phút, sau đó đi tắm nước mát để tăng hiệu quả. 

3. Tắm nước lá chè xanh

Lá chè xanh là loại thảo dược tự nhiên có tính mát, vị chát đắng với công dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm và thanh nhiệt. Nhờ những công dụng này mà lá chè xanh được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu như nổi mề đay, rôm sảy, chàm da, vảy nến… 

Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá chè xanh có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, vitamin C, flavonoid, polyphenol… Các chất này có tác dụng giảm viêm, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, làm lặn các nốt mẩn đỏ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương. 

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm lá chè tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 15 phút. 
  • Đun sôi 3 lít nước, vò nát lá chè xanh cho vào nồi.
  • Đun 10 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu lớn, thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ sao cho hơi ấm nóng. 
  • Dùng nước này để tắm, tận dụng bã lá chè xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4. Dùng gel nha đam

Nha đam được biết đến là loại dược liệu lành tính tốt giúp chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, axit amin và nước giúp cải thiện các vấn đề da liễu như khô ráp, nứt nẻ, da ửng đỏ, sưng phù, nóng rát và đau nhức. 

Ngoài ra, trong gel nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dịch nhầy giúp cung cấp các dưỡng chất làm giảm thiểu kích ứng, phục hồi các tế bào tổn thương và cải thiện hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Đặc biệt, nha đam rất lành tính, có thể sử dụng cho mọi vùng da trên cơ thể, kể cả da mặt. 

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Gel nha đam vừa giúp giảm ngứa nổi mề đay vừa giúp dưỡng ẩm da, tăng cường hàng rào bảo vệ làn da

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, rửa sạch mủ vàng; 
  • Cắt từng lớp thịt nha đam để lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da cần điều trị; 
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút;
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm rồi lau khô. 

5. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong chăm sóc da, đặc biệt đem lại hiệu quả chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong bột yến mạch chứa hàm lượng cao hoạt chất avenanthramides và acid ferulic có khả năng chống oxy hóa, chống lại phản ứng dị ứng và điều hòa chức năng miễn dịch. 

Đồng thời, trong bột yến mạch còn chứa hàm lượng cao chất kẽm hỗ trợ giảm viêm, xoa dịu cơn ngứa ngáy và cải thiện vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, thường xuyên dùng bột yến mạch còn giúp dưỡng ẩm da, giảm khô, nứt nẻ, hỗ trợ làm lành tổn thương nhanh chóng. 

Cách thực hiện

  • Trộn 2 thìa bột yến mạch cùng 1 lít nước ấm;
  • Khuấy đều rồi đợi khoảng 10 phút cho bột yến mạch nở ra; 
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da ngứa ngáy do nổi mề đay;
  • Massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào da;
  • Rửa lại bằng nước ấm và lau khô. 

6. Bạc hà giảm ngứa mề đay

Dùng lá bạc hà chữa nổi mề đay là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng hiệu quả. Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất Menthol có khả năng gây tê tại chỗ và xoa dịu cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời, trong lá bạc hà còn chứa hàm lượng cao vitamin cùng một số khoáng chất có lợi cho làn da, giúp giảm bài tiết dầu thừa, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống khuẩn hiệu quả. 

Vì vậy, sử dụng lá bạc hà giúp giảm các tổn thương mề đay, giảm đau nhức, ngứa rát, phù nề, viêm đỏ… và các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn ói, ho, đau họng, sổ mũi… do dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thời tiết. Chỉ cần kiên trì sử dụng trong vài ngày sẽ giúp bệnh mề đay thuyên giảm nhanh chóng. 

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Lá bạc hà chứa chất gây tê, làm mát giảm ngứa do nổi mề đay

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút, vớt ra để ráo nước; 
  • Vò nát lá bạc hà cho vào chậu nước tắm có nhiệt độ ấm nóng vừa phải; 
  • Dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay; 
  • Thực hiện liên tục trong vòng 4 – 5 ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt; 

7. Dùng lá trầu không 

Tương tự như chè xanh hay bạc hà, lá trầu không cũng là loại dược liệu được dùng phổ biến trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa. Loại lá này có chứa hàm lượng cao chất tannin giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề, nóng rát và cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn phát sinh các tổn thương viêm nhiễm nặng hơn trên da. 

Cách sử thực hiện

  • Dùng 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút; 
  • Vò nát cho vào nồi nước sôi khoảng 2 lít, đun trong vòng 10 phút;
  • Đổ nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh để giảm độ nóng; 
  • Dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay 1 lần/ ngày để cải thiện bệnh.

8. Bôi kem dưỡng ẩm

Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày lên vùng da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do mề đay cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà hiệu quả. Kem dưỡng ẩm có tác dụng giảm khô ráp, bong tróc, duy trì độ ẩm và xoa dịu vùng da bị kích ứng. Đồng thời, bôi kem dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày còn giúp phục hồi chức năng màng lipid, bảo vệ da khỏi các tác nhân dị ứng.

Ưu tiên chọn những loại kem dưỡng ẩm lành tính, dịu nhẹ với các thành phần dưỡng ẩm và phục hồi như Niacinamide, acid hyaluronic, vitamin E, Panthenol, Oats Extract… Những dưỡng chất này không chỉ có khả năng dưỡng ẩm đơn thuần mà nó còn hỗ trợ phục hồi các tổn thương, kích ứng trên da. 

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Bôi kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, duy trì độ ẩm cần thiết và xoa dịu cơn ngứa ngáy, khó chịu

Nên bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ ngày, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị. Kiên trì thói quen bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, dù đã khỏi nổi mề đay còn giúp da khỏe mạnh, phòng ngừa tái phát hiệu quả. 

9. Uống nhiều nước

Một trong những giải pháp giảm ngứa nổi mề đay đơn giản nhất chính là uống thật nhiều nước, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày. Bởi nước chính là chất xúc tác cần thiết giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Đồng thời, uống nhiều nước còn giúp duy trì độ ẩm cho da, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu cùng các triệu chứng liên quan khác. 

Việc uống ít nước sẽ khiến da dễ khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị tấn công bởi các tác nhân dị ứng. Tạo điều kiện thuận lợi kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine vào trung bì, kích phát các triệu chứng mề đay. 

Bên cạnh uống lọc, bạn cũng có thể tăng cường bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi, rau củ tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nổi mề đay tái phát. 

10. Giảm nổi mề đay thông qua các loại thực phẩm

Biện pháp giảm ngứa nổi mề đay cuối cùng trong danh sách này chính là điều chỉnh thực đơn ăn uống. Chế độ ăn uống khi bị nổi mề đay không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ các loại thực phẩm gây dị ứng mà còn phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết tốt cho làn da, tăng cường sức đề kháng.

Khi ăn uống đúng cách, người có sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng kiểm soát được diễn tiến của bệnh, tổn thương khu trú ít lây lan và không để lại thâm sẹo. Để đạt được những điều này, người bệnh cần thực hiện các điều chỉnh sau:  

cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà
Ăn uống đúng cách giúp tăng cường miễn dịch, giảm triệu chứng và phục hồi bệnh nhanh hơn
  • Người bị nổi mề đay nên ưu tiên ăn các món có kết cấu mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để giảm bớt áp lực lên đường ruột, dạ dày; 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch như trái cây giàu vitamin C, các loại rau xanh, nấm, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông… 
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều probiotic và acidophilus như sữa chua, nước uống chứa men vi sinh, phô mai… để cải thiện đường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch… 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đậm gia vị, rượu bia, thuốc lá, cà phê hoặc các chất kích thích khác để tránh những tác động xấu đến sức khỏe. 

Lưu ý cần biết khi chữa nổi mề đay bằng các mẹo tại nhà

Để đạt được những hiệu quả rõ rệt khi chữa trị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần đặt ra cho bản thân những nguyên tắc và tuân thủ thực hiện nó. Cụ thể như sau:

  • Hầu hết các biện pháp điều trị tại nhà chỉ phù hợp với người mắc bệnh nhẹ, do hiệu quả không cao như thuốc Tây nên phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Dù thực hiện bất kỳ biện pháp nào, người bệnh cũng đều phải vệ sinh làm sạch vùng da bị nổi mề đay trước để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. 
  • Đối với các bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, chỉ được áp dụng đối với vùng da không có vết thương hở, không chảy máu để tránh gây nhiễm trùng da. 
  • Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng lại và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng, rủi ro ngoài ý muốn. 
  • Kết hợp giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo thoải mái, không dùng tay cào gãi, chà xát mạnh để giảm thiểu mức độ tổn thương. 

Trên đây là 10 cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà được nhiều người áp dụng có hiệu quả. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh của bản thân không quá nặng, không có dấu hiệu nhiễm trùng da hãy thử áp dụng để hỗ trợ điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi. Đồng thời, tuân thủ các biện pháp điều trị y tế do bác sĩ chỉ định (nếu có) để đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger