6 Cách Chữa Mất Ngủ Bằng Gừng Cực Hiệu Quả Bạn Nên Thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Áp dụng các cách chữa mất ngủ bằng gừng là mẹo trị bệnh dựa theo kinh nghiệm dân gian. Cách này được đánh giá cao vì đem lại hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt, đặc biệt lành tính với cơ thể và có thể dùng trong thời gian dài không gây tác dụng phụ. Để sử dụng gừng đúng cách, đúng liều lượng cho phép, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Chữa bệnh mất ngủ bằng gừng hiệu quả và lành tính, giảm thiểu tác dụng phụ từ việc dùng thuốc tây

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nhiều đêm thức trắng, trằn trọc và lo âu khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn và phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực, giảm sút thể trạng và chất lượng cuộc sống. Một người bị mất ngủ là khó ngủ, không thể ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh hoặc chỉ ngủ 3 – 4 tiếng/ đêm… 

Phần lớn người bị mất ngủ đều xuất phát từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như cố tình thức khuya, ngủ ngày thức đêm gây rối loạn nhịp sinh học, thói quen ăn đêm, stress về công việc, học tập, tiền bạc hoặc các mối quan hệ căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng chất kích thích… Ngoài ra, chứng mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về thần kinh hoặc thực thể khác. 

Có rất nhiều cách chữa mất ngủ khác nhau, không dùng thuốc hoặc dùng thuốc trị mất ngủ tùy từng trường hợp. Và mẹo dân gian dùng gừng chữa mất ngủ được nhiều người ưu tiên chọn lựa để áp dụng và đã đem lại kết quả rõ rệt không cần phải bàn cãi.

Công dụng chữa mất ngủ của gừng tươi

Gừng là thực phẩm, gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, y học dân gian ghi nhận gừng là một trong những loại “thần dược quý” giúp chữa chứng mất ngủ kinh niên tại nhà.

Theo Đông y, gừng tươi hay còn gọi là sinh khương, tính ấm, vị cay nồng đặc trưng, có tác dụng làm ấm cơ thể, trừ hàn, đả thông kinh lạc, chống lạnh, thông lạch, hồi dương… Thường dùng chủ yếu để chữa các bệnh như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi do rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh về hô hấp như ho khan, cảm lạnh, tay chân lạnh… 

Gừng tác động trực tiếp đến 3 tạng can, tỳ và vị, mát gan, thanh nhiệt giải độc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, xoa dịu căng thẳng ở não bộ. Nhờ đó cải thiện dần chứng mất ngủ, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon, sâu giấc hơn bình thường. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Gừng có tính ấm, vị thơm nồng và không độc, chứa các dược chất trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Theo các nghiên cứu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, trong chiết xuất gừng tươi có chứa các hoạt chất như 2-3% tinh dầu, 5% chất nhựa, cùng một số chất sinh học khác như zingerol, shogaola, cineol… Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, bảo vệ chức năng đường ruột và đặc biệt là giảm căng thẳng, xoa dịu thần kinh, giảm chứng đau nửa đầu, chữa được mất ngủ kinh niên. 

Ngoài chữa mất ngủ và các bệnh lý vừa kể trên, hầu hết chị em phụ nữ còn sử dụng gừng để làm tan mỡ bụng, giảm cân. Đây là công dụng có thật, vì các dược chất trong gừng khi được chuyển hóa có khả năng đốt cháy năng lượng dư thừa, giảm mỡ và hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả, an toàn. Duy trì cân nặng ổn định cũng là một trong những cách cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ. 

Hướng dẫn 6 cách chữa mất ngủ bằng gừng tươi ai cũng áp dụng được 

Tuy gừng tốt cho giấc ngủ nhưng với điều kiện bạn phải dùng đúng cách. Trường hợp dùng sai cách chỉ càng khiến tình trạng mất ngủ thêm nghiêm trọng. Do đó, hãy thực hiện một số cách đơn giản theo hướng dẫn dưới đây:

1. Trà gừng chanh và mật ong 

Tác dụng: Cả gừng, chanh và mật ong đều là những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng. Khi kết hợp chúng với nhau tạo thành loại trà thơm ngon, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và an thần, xoa dịu căng thẳng thần kinh, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Nhờ đó giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc và xuyên suốt đến sáng. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Uống trà chanh gừng mật ong tốt cho người bị mất ngủ kinh niên

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 – 2 lát chanh và 2 thìa cafe mật ong nguyên chất. 
  • Gừng rửa sạch, để vỏ và đập dập, cho vào ấm đun sôi với 200ml nước. 
  • Rót nước gừng ra ly, cho chanh vào hãm 15 phút. Đợi nước nguội bớt tiếp tục cho mật ong vào.
  • Khuấy đều lên và uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết. 
  • Không nên uống trà gừng vào buổi tối vì trái với quy luật sinh lý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, càng tăng nặng tình trạng mất ngủ. Do đó, tốt nhất nên uống nước gừng vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

2. Ngâm chân bằng hỗn hợp gừng + muối biển

Tác dụng: Muối biển vị mặn đặc trưng, có khả năng chống viêm, sát khuẩn. Khi kết hợp với gừng tạo thành hỗn hợp giúp kích thích tăng cường tuần hoàn máu nhờ cơ chế làm giãn mạch máu, xoa dịu não bộ. Ngoài ra, mùi hương gừng muối thoang thoảng trong hơi nước nóng tỏa ra giúp bạn thoải mái tinh thần, nhờ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100gr gừng tươi, 1 muỗng cafe muối biển. 
  • Đun sôi 2 lít nước, cho gừng đã rửa sạch và đập dập vào, muối biển cũng cho vào chung. 
  • Đun trong vòng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Đổ hỗn hợp này ra chậu, pha thêm nước lạnh để giảm nhiệt nóng và tiến hành ngâm chân chữa mất ngủ như bình thường. 
  • Thời gian ngâm chân tốt nhất tối đa từ 15 – 20 phút, tránh ngâm lâu hơn có thể gây phản tác dụng. 

3. Gừng kết hợp đường phèn

Tác dụng: Trong Đông y, đường phèn là nguyên liệu lành tính, có tính mát và lành tính với cơ thể. Dùng đường phèn kết hợp với gừng giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone melatonin gây ngủ hiệu quả, hoàn toàn phù hợp dùng cho những người mắc chứng mất ngủ. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Gừng và đường phèn là sự kết hợp tuyệt vời giúp chữa chứng mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g gừng và 50g đường phèn. 
  • Gừng rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và thái sợi hoặc lát mỏng. 
  • Đun sôi gừng với 500ml nước khoảng 15 – 20 phút. 
  • Cuối cùng cho đường phèn vào khuấy cho tan đều rồi tắt bếp. 
  • Đợi cho nước gừng đường phèn nguội lại, chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng cho đến khi tình trạng mất ngủ thuyên giảm hoàn toàn.

4. Massage bàn chân bằng rượu gừng

Tác dụng: Gừng ngâm rượu giúp các dược chất trong gừng phát huy tối đa các lợi ích. Trong đó, massage rượu gừng giúp tác động tích cực đến hệ thống mạch máu, các huyệt vị dưới lòng bàn chân thư giãn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể và an thần, làm ấm cơ thể. Đặc biệt, mùi rượu gừng thơm thoang thoảng giúp tạo cảm giác buồn ngủ tự nhiên. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Massage rượu gừng vào bàn chân trước khi đi ngủ giúp làm ấm cơ thể, xoa dịu não bộ và tạo cảm giác buồn ngủ tự nhiên

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị  2-3 củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ, rửa sạch, dùng cối giã nhuyễn. 
  • Cho gừng vào bình thủy tinh, đổ khoảng 300ml rượu trắng vào bình, đậy kín nắp rồi ngâm ít nhất trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. 
  • Để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi buổi tối trước khi ngủ, dùng một ít rượu gừng xoa bóp trực tiếp vào lòng bàn chân, kết hợp bấm huyệt để tăng hiệu quả. 
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất. 

5. Cách chữa mất ngủ bằng gừng tinh dầu

Tác dụng: Ngoài gừng tươi, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu gừng để cải thiện giấc ngủ mỗi đêm của mình. Tinh dầu gừng chứa đầy đủ các dược chất sinh học giúp não bộ thư giãn, thoải mái, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon chất lượng. 

Cách thực hiện: Cho 1 – 2 giọt tinh dầu gừng vào máy xông hơi chuyên dụng. Tiến hành xông tinh dầu vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Chế biến các món ăn có gừng 

Ngoài những biện pháp vừa kể trên, bạn cũng có thể dùng gừng để chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, tác động tích cực đến thần kinh trung ương, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Gà kho gừng thơm ngon, bổ dưỡng và hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ

Tham khảo và thực hiện một số món ăn từ gừng tốt cho giấc ngủ dưới đây:

  • Gà kho gừng 
  • Bò kho gừng
  • Canh gừng rau củ
  • Chè nếp gừng
  • Mứt gừng
  • Nước sấu ngâm gừng

Lưu ý cần biết khi sử dụng gừng tươi hiệu quả, an toàn

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng gừng chữa mất ngủ và đề phòng tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Cách chữa mất ngủ bằng gừng
Dùng gừng với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng để phòng ngừa các rủi ro cho sức khỏe
  • Nên sử dụng gừng tươi để phát huy tác dụng tốt nhất. Gừng khi sử dụng nên rửa sạch và giữ lại vỏ nếu cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Đây chỉ là mẹo dân gian tận dụng dược liệu tự nhiên nên tác dụng chỉ ở mức trung bình, chữa được chứng mất ngủ mức độ nhẹ. Ngược lại với những người bị bệnh nặng nên ưu tiên thăm khám và chữa bệnh theo phác đồ phù hợp. 
  • Dùng gừng với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng quá mức vì có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại như đau bụng, khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… 
  • Chỉ sử dụng gừng tươi, không bị dập nát. Vì gừng bị hỏng sẽ phát sinh độc tố rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, gừng mọc mầm cũng không nên ăn. 
  • Không nên ăn gừng vào buổi tối, vì theo Đông y gừng có tính nóng, ban đêm cơ thể thịnh âm khí. Điều này trái với quy luật tự nhiên và gây hại cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng là tốt nhất. 
  • Chống chỉ định sử dụng gừng cho những người bị mất ngủ có tiền sử gan, phổi, dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường, nóng trong người bị nổi mụn nhọt, đang bị say nắng hoặc có thân nhiệt cao… 
  • Trong quá trình sử dụng gừng để chữa mất ngủ, hãy quan sát phản ứng của cơ thể để có cách xử lý kịp thời để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Dùng gừng chữa mất ngủ là mẹo dân gian hiệu nghiệm và được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Có rất nhiều cách sử dụng gừng, tùy theo nhu cầu của người bệnh. Lưu ý dùng đúng cách và đúng liều theo khuyến cáo. Trường hợp bị mất ngủ kéo dài dai dẳng nhiều năm, nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị bằng phương pháp phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger