Cách Chữa Đau Lưng Khi Làm Việc Nặng Hay Mà Đơn Giản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị đau lưng khi làm việc nặng là tình trạng cực kỳ phổ biến, xảy ra rất nhiều trong lao động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt hay xảy ra với những người làm công việc lao động tay chân, làm các công việc phải khom lưng, ngồi xuống đứng lên liên tục. Cơn đau này là biểu hiện của việc cột sống lưng bị áp lực quá mức, có thể tự biến mất sau khi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng cũng có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Cách chữa đau lưng khi làm việc nặng
Đau lưng khi làm việc nặng là hiện tượng xảy ra phổ biến trong đời sống lao động hàng ngày

Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng sau khi làm việc nặng

Làm việc nặng, nhất là sau khi bưng bê, khuân vác đồ nặng khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau lưng khó chịu. Cơn đau này có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi bạn lao động nặng, mang vác đồ vật quá khả năng hoặc hoạt động sai tư thế. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, người trong độ tuổi trung niên hoặc một số ít người trẻ tuổi.

Triệu chứng đau lưng sau khi bê đồ nặng

Trong trường hợp này, cơn đau lưng thường được biểu hiện thông qua các triệu chứng khá rõ ràng như:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhói khi cúi người, khom lưng hoặc xoay người;
  • Mỏi lưng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài; 
  • Đau nhói lưng từng cơn khiến người bệnh khó chịu; 
  • Hạn chế khả năng vận động, không thể đứng lên, ngồi xuống nhanh nhẹn như bình thường; 
  • Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi; 
  • Đau lưng thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc khi thời tiết thay đổi;
  • Tư thế cột sống hơi lệch, mất đi đường cong sinh lý vốn cól 

Nguyên nhân gây đau lưng sau khi làm việc nặng

Bao gồm 4 nguyên nhân chính là:

Cách chữa đau lưng khi làm việc nặng
Các chấn thương vùng lưng do hoạt động sai tư thế, lão hóa, béo phì… là những yếu tố gây đau lưng dữ dội khi làm việc nặng
  • Lão hóa: Lão hóa là yếu tố nguy cơ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe xương khớp. Do đó, hầu hết những người cao tuổi, trung niên thường có các đốt sống lỏng lẻo, yếu ớt và kém linh hoạt hơn so với những người trẻ tuổi. Lúc này, chỉ cần làm việc nặng quá sức sẽ gây đau mỏi lưng, hạn chế khả nặng vận động. 
  • Thừa cân, béo phì: Ngoài lão hóa thì thừa cân béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm gia tăng áp lực lên cột sống thắt lưng, khiến dây chằng tại bộ phận này bị kéo giãn quá mức và gây đau nhức mỗi sau mỗi lần làm việc nặng. 
  • Chấn thương vùng lưng: Khi làm việc nặng quá sức, cố gắng mang vác vật nặng trên lưng nhưng lại thực hiện sai tư thế dễ gây chấn thương lưng như giãn dây chằng, căng cơ thắt lưng, lệch cột sống… Từ đó, gây ra những cơn đau lưng âm ỉ, đau nhiều hơn khi thực hiện các động tác cúi gập người, xoay lưng, kèm theo biểu hiện sưng viêm, nóng đỏ, sưng phù tại vị trí đau nhức. 
  • Các bệnh lý về cột sống: Làm việc quá nặng thường xuyên khiến cột sống thắt lưng chịu áp lực lớn trong một khoảng thời gian dài. Lúc này, cấu trúc cột sống bị tổn thương, trật đốt sống, thậm chí hư hại nghiêm trọng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp… Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là bệnh lý xảy ra do các tổn thương này khiến đĩa đệm bị bào mòn, rách, mất đi tính đàn hồi vốn có gây đau nhức khi cử động và xương khớp không còn linh hoạt, dẻo dai. 

Bị đau lưng khi làm việc nặng có nguy hiểm không?

Cơn đau lưng khi làm việc nặng khi phát sinh có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ hoặc nặng tùy theo nguyên nhân và thể trạng sức khỏe của từng người. Trường hợp chỉ bị đau lưng nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện vài lần và nhanh chóng biến mất thường không quá nguy hiểm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cột sống khi phải hoạt động quá mức, cơn đau sẽ qua đi nhanh chóng khi được nghỉ ngơi và phục hồi khả năng vận động như bình thường. 

Còn trường hợp đau lưng dữ dội do tổn thương nghiêm trọng, có các dấu hiệu liên quan đến những bệnh lý cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… sẽ rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, cản trở khả năng vận động và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng, bảo tồn khả năng vận động bình thường. 

Mẹo chữa đau lưng hiệu quả sau mỗi lần làm việc nặng

Để cải thiện cơn đau lưng sau khi làm việc nặng hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo một số giải pháp sau đây:

1. Nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn

Khi cơn đau lưng bùng phát, người bệnh cần ngưng mọi hoạt động, công việc đòi hỏi sức lực lớn để nghỉ ngơi, giúp cột sống và dây chằng lưng được thư giãn, phục hồi nhanh hơn. Từ thời điểm này cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn, tuyệt đối không nên cố gắng làm việc, khuân vác vật nặng quá sức. Thay vào đó hãy nằm nghỉ ngơi, sau đó đi lại nhẹ nhàng để thả lỏng cơ bắp. 

Khi nằm nghỉ ngơi, nên chọn một nơi có bề mặt bằng phẳng, thả lỏng người, kê một chiếc gối mỏng mềm lót bên dưới cột sống hoặc dưới gối. Tư thế này giúp nâng đỡ vùng lưng, giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể và kích thích phục hồi chức năng đốt sống lưng hiệu quả hơn. 

2. Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là 2 liệu pháp giảm đau lưng hiệu quả sau mỗi lần làm việc nặng, đẩy lùi các triệu chứng liên quan và phục hồi các tổn thương mô cơ vùng lưng. Cách thực hiện như sau: 

Cách chữa đau lưng khi làm việc nặng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh ngoài da giúp hỗ trợ giảm đau, tăng tuần hoàn máu cải thiện các triệu chứng liên quan khác
  • Chườm lạnh: Được áp dụng trong vòng 24 tiếng tính từ thời điểm lưng đau nhức, kèm theo các tổn thương bên ngoài do chịu tác động từ nhiều yếu tố ngoại lực bên ngoài. Bạn dùng một chiếc khăn mềm bọc lấy viên đá lạnh, buộc chặt phần đầu rồi chườm trực tiếp vào vùng lưng đau nhức để giảm sưng viêm, đau nhức. 
  • Chườm nóng: Khi làm việc nặng, quá sức và gây ra cơn đau lưng đột ngột có thể chườm nóng để giảm đau nhanh chóng. Nhiệt nóng có tác dụng làm giãn các mạch máu, giải phóng chèn ép tại các dây thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. 

3. Xoa bóp giảm đau

Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng đúng kỹ thuật tại vùng lưng đau nhức có khả năng kích thích tuần hoàn máu, làm giãn những đốt sống bị tắc nghẽn, làm tan máu bầm và giảm đau hiệu quả. Xoa bóp kết hợp với các động tác day, ấn kích thích huyệt đạo giúp giảm đau nhức, căng cơ, cứng khớp…

Để đạt được hiệu quả giảm đau lưng rõ rệt bằng kỹ thuật massage xoa bóp, người bệnh cần thực hiện đúng kỹ thuật hoặc đến các spa, trung tâm massage chuyên nghiệp để vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn cho sức khỏe. Vì việc massage tùy tiện, tác động sai huyệt đạo sẽ càng làm tăng nặng triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, bủn rủn… 

4. Thực hiện các bài tập giảm đau

Một số bài tập giảm đau lưng khi làm việc nặng hiệu quả được chuyên gia khuyến khích thực hiện như:

Tư thế chiến binh

  • Đứng thẳng lưng trên thảm tập, bước chân phải sang ngang, hướng mũi bàn chân về phía ngoài như hình minh họa; 
  • Hai tay dang ngang, đánh mặt về bên phải và giữ cho lưng thẳng; 
  • Duy trì tư thế này trong vòng 30 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu, đổi chân rồi lặp lại các động tác trên.

Tư thế nhân sư

  • Nằm sắp trên thảm tập, thả lỏng cơ thể rồi chống hai tay lên sàn, duỗi thẳng hai chân; 
  • Dồn lực xuống hai tay rồi nâng nửa phần thân trên rời khỏi sàn nhà, ưỡn ngực lên rồi đưa cằm hướng về phía trước;
  • Hít thở sâu đều đặn nhưng vẫn phải giữ cho phần bụng không được rời khỏi sàn; 
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 15 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu; 
  • Thực hiện động tác này khoảng 10 lần. 
Cách chữa đau lưng khi làm việc nặng
Thực hiện các bài tập sau khi làm việc nặng giúp giảm đau lưng, giải tỏa căng thẳng hiệu quả

Tư thế con mèo – con bò

  • Chống hai tay và quỳ gối xuống thảm tập giống tư thế con mèo;
  • Hít một hơi thật sâu và hạ thấp bụng xuống sàn, đồng thời ưỡn ngực về phía trước, ngẩng đầu lên cao;
  • Thở ra từ từ và đồng thời hóp bụng lại, cúi đầu xuống, đẩy lưng cong lên về hướng trần nhà, kết hợp siết chặt cơ mông. 
  • Quay trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác này khoảng 10 lần. 

5. Giải tỏa căng thẳng

Giải tỏa căng thẳng cũng là một cách giảm đau lưng khi làm việc nặng khá hiệu quả. Vì theo các chuyên gia, thần kinh căng thẳng là một trong những yếu tố làm tăng mức độ cơn đau. Để kiểm soát tinh thần, thư giãn thần kinh có nhiều cách khác nhau như thiền định, tập yoga, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh thức khuya…. 

6. Ăn uống khoa học, uống đủ nước

Để giảm đau tốt hơn và phòng ngừa tái phát, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết. Một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả hơn như:

  • Các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại cá béo, cá nhỏ ăn được xương…
  • Các loại rau có màu xanh thẫm, củ quả, trái cây giàu vitamin, khoáng chất như bông cải xanh, rau bina, rau cải xoăn, cà chua, khoai tây, dâu tây, cam, kiwi… 
  • Thưc phẩm giàu omega-3 như các loại cá béo (cá thu, cá hồi, cá ngừ…), các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cấp nước, nuôi dưỡng cho đĩa đệm cột sống, giữ nhiệt cho thể. Đủ nước cột sống sẽ khỏe mạnh, dẻo dai, mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước, tốt nhất nên uống nước lọc là tốt nhất. 

7. Dùng thuốc giảm đau

Để cắt giảm cơn đau lưng nhanh chóng và tiếp tục thực hiện công việc, có không ít người chọn cách dùng các thuốc giảm đau cấp tốc. Người bệnh có thể chọn dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm đau, chống viêm như acetaminophen, naproxen, ibuprofen… 

Tuy nhiên, giảm đau bằng các loại thuốc tân dược chỉ có khả năng chấm dứt cơn đau tạm thời và không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau lưng, đặc biệt đối với những trường hợp đau lưng là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp.

Cách chữa đau lưng khi làm việc nặng
Dùng thuốc giảm đau giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong thời gian ngắn

Khi sử dụng thuốc giảm đau lưng cần tuân thủ liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài, vượt liều quá mức để hạn chế các tác dụng phụ ngoài ý muốn như tổn thương chức năng gan, thận, dạ dày, tim mạch, xương khớp…

Trên đây là những giải pháp giúp cải thiện cảm giác đau lưng sau khi làm việc nặng nhanh chóng. Hãy chủ động thực hiện sớm để loại bỏ sự khó chịu, duy trì khả năng vận động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp đau lưng quá mức kèm theo các triệu chứng bất thường, tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger