Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ chia sẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là nữ giới. Trên thực tế thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên cơn đau có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Mặt khác sự phát triển của thai nhi làm tăng mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng.

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không
Tìm hiểu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Các biện pháp khắc phục

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý ở cột sống. Bệnh lý này được đặc trưng bởi sự thoát vị của nhân nhầy trong bao xơ, nó gây ra những cơn đau nhức và tê yếu khi dây thần kinh bị chèn ép.

Bệnh xảy ra khi bao xơ của một đĩa đệm cụ thể bị nứt hoặc rách. Điều này khiến nhân nhầy bên trong di chuyển và rời khỏi vị trí ban đầu (thoát vị), sau đó chèn ép lên rễ thần kinh cột sống dẫn đến những cơn đau nhức và tê bì khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cổ (thoát vị đốt sống cổ), ngực hoặc thắt lưng (thoát vị đĩa đệm thắt lưng). Không chỉ người cao tuổi, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có thể xảy ra và ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị ở người trẻ thường do chấn thương và tư thế sai trong sinh hoạt. So với nam giới, bệnh phổ biến hơn ở nữ. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Theo các chuyên gia Xương Khớp, người bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai khi các triệu chứng đã được kiểm soát. Trên thực tế, sự thoát vị không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một người.

Đối với nam giới, thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh binh. Tương tự, bệnh không làm ảnh hưởng đến trứng, quá trình thụ thai cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi.

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai tự nhiên, bệnh không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Tuy nhiên theo một phương diện khác, bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau đớn nghiêm trọng kèm theo tê yếu, co thắt ở lưng và hạn chế khả năng vận động. Chính những triệu chứng này làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, người bệnh khó thực hiện các tư thế hoặc suy giảm ham muốn.

Hơn nữa, thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng của bệnh có thể tăng lên khi thai nhi phát triển. Ngược lại bệnh sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe chung của mẹ bầu và quá trình sinh nở khi không được kiểm soát.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc yêu

Có thể thấy bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nữ giới không thể mang thai chủ yếu do cơn đau và các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.

Đĩa đệm hỏng và thoát vị làm tăng áp lực lên thần kinh cột sống và các mô xung quanh. Điều này khiến vùng tổn thương co cứng, đau nhức và thường xuyên có những cơn co thắt. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh khó hoặc không thể thực hiện các tư thế tình dục. Mặt khác, những tư thế tình dục có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng.

Tuy nhiên nếu cơn đau được kiểm soát và thực hiện những tư thế phù hợp, người bệnh có thể quan hệ tình dục mà không bị đau. Điều này giúp nam giới đạt khoái cảm, xuất tinh và mang thai.

Chính vì thế bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên áp dụng những biện pháp kiểm soát cơn đau (như sử dụng thuốc, chườm ấm…) và thực hiện những tư thế nhẹ nhàng, phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình mang thai bình thường.

Tham khảo thêm: Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không? Điều Bạn Nên Biết

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

Bệnh thoát vị đĩa đệm không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây đau lưng khi mang thai, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng vận động của mẹ bầu.

Hơn nữa những cơn đau nặng cùng với những thay đổi trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng chán ăn, suy nhược cơ thể. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của mẹ và thai nhi.

Đau đớn nhiều do thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể
Đau đớn nhiều do thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể và rối loạn tâm trạng

Bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Hội chứng Equina Cauda
  • Đau thần kinh tọa
  • Tổn thương thần kinh

Thai kỳ ảnh hưởng đến thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và làm tăng mức độ thoát vị đĩa đệm. Cơ thể trải qua quá nhiều thay đổi khi mang thai để thích nghi với tử cung đang phát triển. Tuy nhiên sự thay đổi về cân nặng và nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cột sống và vấn đề ở đĩa đệm. 

Những nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm trở nặng khi mang thai:

  • Tăng mức độ đau lưng dưới và thoát vị đĩa đệm

Tăng cân là một biểu hiện bình thường trong giai đoạn mang thai. Điều này chủ yếu do sự phát triển của thai và chế độ ăn uống dinh dưỡng nhưng ít vận động. Tuy nhiên cân nặng tăng lên khiến cột sống phải làm việc gấp đôi để hỗ trợ quá trình vận động và trọng lượng tăng thêm. 

Lúc này các dây thần kinh cột sống và đĩa đệm chịu phần lớn áp lực gia tăng. Từ đó tạo nên cảm giác khó chịu, đau lưng dưới thường xuyên và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Sự mất ổn định của cột sống

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể góp phần gây đau lưng dưới. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sản sinh ra các hormone thư giãn. Những hormone này chịu trách nhiệm thư giãn dây chằng quanh vùng xương chậu và các khớp cùng chậu nhằm chuẩn bị cho sự phát triển của thai và quá trình sinh nở.

Tuy nhiên những hormone thư giãn cũng có thể làm ảnh hưởng đến các cấu trúc có chức năng hỗ trợ cột sống. Điều này khiến cột sống mất tính ổn định, dẫn đến những cơn đau thắt lưng và tăng nguy cơ phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Thay đổi tư thế cột sống

Khi thai nhi phát triển, lưng dưới sẽ có một đường cong hướng vào trong nhiều hơn. Điều này giúp nữ giới giữ thăng bằng khi bụng to hơn. Tuy nhiên thay đổi tư thế khiến cột sống kém linh hoạt và hạn chế chuyển động. Điều này có thể gây căng cơ và đau thắt lưng.

Ngoài ra sự thay đổi tư thế cột sống cũng có thể làm tăng áp lực lên những đốt sống. Điều này làm tăng nguy cơ phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm hoặc khiến những bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh

Khi không được kiểm soát, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau tại thời điểm sinh nở. Điều này khiến người bệnh khó chịu, không thể nằm yên hoặc đứng vững. Mức độ đau cũng tăng lên khi nằm và sinh không đúng tư thế.

Ngoài ra cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực khi rặn nhiều và khi thai nhi ra ngoài. Điều này làm tăng tính nhạy cảm và mức độ tổn thương của những đĩa đệm. Từ đó khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài sau khi sinh nở.

Thoát vị đĩa đệm làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau tại thời điểm sinh nở
Thoát vị đĩa đệm làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau tại thời điểm sinh nở

Hơn nữa sau khi sinh xong, bệnh thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng có thể gây ra nhiều vấn đề dưới đây:

  • Sức khỏe suy yếu và suy nhược
  • Tăng mức độ nhạy cảm
  • Rối loạn tâm trạng, thường xuyên cáu gắt và khó chịu
  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh

Biện pháp khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm

Để tránh ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở, bệnh thoát vị đĩa đệm cần được kiểm soát tốt. Dưới đây là những biện pháp có thể kiểm soát bệnh lý trước và trong khi mang thai:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nhiều biện pháp chăm sóc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là khi mang thai và đau lưng dai dẳng. Biện pháp này giúp giảm căng thẳng cho đĩa đệm và các dây thần kinh, ổn định cột sống, giảm đau và giảm co thắt.

  • Ngồi và nằm ngủ đúng tư thế

Tư thế ngồi và nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và ngăn bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nghiêm trọng.

    • Ngồi: Thực hiện đúng tư thế khi ngồi làm việc. Nên ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế có lưng tựa, đầu gối thẳng hàng với hông, bàn chân chạm đất và khuỷu tay đặt vuông góc trên bàn. Nên dùng một chiếc khăn cuộn hoặc một chiếc gối nhỏ kê ở phần lưng dưới để tăng sự hỗ trợ.
    • Nằm ngủ: Nên nằm trên nệm có độ cứng phù hợp và có khả năng hỗ trợ lưng tốt, dùng gối kê đầu êm ái để nâng đỡ đầu và tạo cảm giác thoải mái tối đa. Có thể nằm nghiêng với chiếc gối đặt giữa hai đầu gối, nằm ngửa với một chiếc gối mỏng dưới thắt lưng hoặc đầu gối. Đây đều là những tư thế tốt, giúp giảm bớt những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm khi ngủ.
Ngồi và nằm đúng tư thế
Ngồi và nằm ngủ đúng tư thế để giảm bớt các triệu chứng và ngăn thoát vị thêm nghiêm trọng
  • Chườm ấm

Dùng túi chườm ấm đặt lên vùng lưng đâu. Biện pháp này có tác dụng thư giãn khớp xương, cơ và các dây thần kinh; giảm đau hiệu quả. Đồng thời tăng cường phạm vi chức năng vận động, cải thiện lưu thông máu giúp thúc đẩy quá trình chữa lành của những đĩa đệm bị thương.

Khi chườm ấm, hãy dùng chai thủy tinh / túi chườm chứa nước ấm đặt lên lưng đau trong 20 phút. Thực hiện mỗi ngày vài lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, người bệnh có thể sao nóng thảo dược (như lá lốt, ngải cứu…) bọc trong một chiếc khăn và chườm lên lưng đau.

  • Massage nhẹ nhàng

Dùng những đầu ngón tay massage nhẹ nhàng lên vùng lưng đau để tăng lưu thông máu, thư giãn cột sống và các mô xung quanh. Điều này giúp giảm cảm giác tê bì, cứng khớp và đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra massage nhẹ nhàng còn giúp giảm những đợt co thắt ở lưng, mang đến cảm giác dễ chịu, cải thiện tầm vận động và sự linh hoạt cho cột sống. Điều này giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Đối với phụ nữ mang thai, hãy nằm nghiêng trong khi massage để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra nên thoa tinh dầu thảo dược trước khi massage để thư giãn và tăng hiệu quả chữa bệnh.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh được khuyên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, các loại đậu, hạt… để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe tổng thể, nữ giới đậu thai nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài ra người bệnh nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin D và magie từ thực phẩm để cải thiện sức khỏe xương khớp và làm mạnh cột sống. Hơn nữa hàm lượng canxi trong sữa, thịt, hải sản, các loại đậu… có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và tăng tốc độ chữa lành đốt sống bị thương.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh

Tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo kém lành mạnh, rượu bia. Những loại thực phẩm này đều có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • Tập thể dục đều đặn

Yoga và những bài tập kéo giãn cột sống rất tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Những bài tập này có tác dụng duy trì sự dẻo dai, tăng phạm vi và sức mạnh cho cột sống. Đồng thời giúp giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra tập thể dục đều đặn còn có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giảm cứng khớp, hỗ trợ sinh nở dễ dàng và điều trị thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này cũng giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái và vui vẻ hơn.

Nên thực hiện những bài tập phù hợp với tình trạng và vùng cột sống bị thương. Ngoài ra nên luyện tập mỗi ngày, ít nhất 30 phút/ buổi.

2. Dùng thuốc

Hãy dùng thuốc nếu bệnh thoát vị đĩa đêm gây đau nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của bạn. Nhiều loại thuốc có khả năng kiểm soát cơn đau nhanh và hiệu quả. Đồng thời cải thiện tầm vận động cho cột sống.

Một số loại thuốc thường dùng:

  • Acetaminophen
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giãn cơ

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu để sớm khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm, giảm lạm dụng thuốc. Phương pháp này gồm những bài tập có khả năng cải thiện chức năng vận động, giảm đau, tăng cường sức cơ, tăng tính ổn định và làm mạnh cột sống.

Ngoài ra vận động trị liệu còn giúp kéo nhân nhầy trở lại vị trí trung tính, tăng khoảng cách giữa những đốt sống giúp giảm áp lực lên dây thần kinh. Đồng thời cải thiện lưu thông khí huyết và thư giãn khớp xương.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động, giảm đau, tăng tính ổn định và làm mạnh cột sống

4. Phẫu thuật

Mổ thoát vị đĩa đệm thường chỉ được thực hiện cho trường hợp nặng, bệnh nhân điều trị bảo tồn 6 – 12 tuần nhưng thất bại, đau nhức dai dẳng và tăng dần. Phương pháp này được thực hiện với mục đích giải nén, sửa chữa đĩa đệm hỏng và phục hồi chức năng vận động.

Những kỹ thuật thường được áp dụng:

  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm thoát vị
  • Hợp nhất cột sống
  • Phẫu thuật cấy ghép đĩa đệm nhân tạo
  • Phẫu thuật giải nén

Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi mang thai?

Nếu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần điều trị tích cực nhằm giảm bớt các triệu chứng trước khi mang thai. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động tình dục và mang thai dễ dàng. Đồng thời giảm bớt những cơn đau,ngăn phát sinh rủi ro khi thai nhi phát triển.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Hãy thông báo với bác sĩ khi có dự định mang thai. Bởi một số loại thuốc điều trị có thể không phù hợp với trường hợp này. 
  • Nữ giới thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Nên nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh mang vác vật nặng, làm việc gắng sức, ngồi / đứng lâu hoặc thực hiện tư thế sai trong sinh hoạt.
  • Thực hiện những tư thế quan hệ tình dục nhẹ nhàng và thích hợp để tránh gây đau nhiều, ảnh hưởng đến quá trình giao hợp. Không quan hệ tình dục thô bạo, không thực hiện những tư thế khó, đòi hỏi người bệnh khom lưng nhiều hoặc thực hiện những động tác làm tăng áp lực cho cột sống.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Nên tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng tốt cho xương khớp gồm canxi, magie, omega-3, vitamin D, vitamin C giúp chống viêm và giảm đau.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cột sống. Đồng thời giảm đau, phục hồi chức năng vận động và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Những bài tập và bộ môn tốt cho người thoát vị đĩa đệm gồm yoga, bài tập kéo giãn cột sống, bơi lội, đi bộ…
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì sự dẻo dai cho cột sống và phục hồi chức năng vận động

Bài viết giải đáp “Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?”, mức độ ảnh hưởng và những biện pháp khắc phục. Nhìn chung bệnh không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam và nữ. Tuy nhiên đĩa đệm hỏng gây đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và sức khỏe thai kỳ. Vì vậy hãy điều trị tích cực trước khi mang thai.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger