Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai – Mũi – Họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bệnh viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi thường gặp. Trong đó hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một hoặc nhiều chất gây dị ứng trong không khí. Đồng thời gây ra những triệu chứng khó chịu như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi... Bệnh lý này chủ yếu được điều trị bằng thuốc.

Tổng quan

Bệnh viêm mũi dị ứng thể hiện cho những phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với những chất gây dị ứng (thường là những chất vô hại). Cụ thể như phấn hoa, mạt bụi trong không khí, lông động vật...

Khi hít chất gây dị ứng (bằng mũi hoặc miệng), cơ thể nhanh chóng phản ứng bằng cách giải phóng histamine - một chất hóa học tự nhiên. Từ đó gây ra những triệu chứng khó chịu.

Bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với những chất gây dị ứng

Những triệu chứng của bệnh thường nhẹ và không làm khởi phát các biến chứng. Tuy nhiên hắt xì liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mắt và nhiều triệu chứng khác có thể gây khó chịu, làm giảm đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch và thuốc. Kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh có thể tăng hiệu quả. Vì vậy người bệnh cần sớm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ có thể ngăn những triệu chứng tái phát.

Phân loại

Bệnh viêm mũi dị ứng được phân thành 2 loại. Bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô): Bệnh thường xảy ra vào thời điểm có lượng phấn hoa cao nhất theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Khi hít vào, phấn hoa kích thích niêm mạc, tăng quá trình giải phóng histamine và gây ra nhiều triệu chứng. Trong hầu hết trường hợp, viêm mũi dị ứng theo mùa tường không phát triển đến sau 6 tuổi.
  • Viêm mũi dị ứng lâu năm: Dạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc quanh năm. Các triệu chứng xuất hiện khi người bệnh hít phải những chất dị ứng trong nhà. Chẳng hạn như lông thú cưng, nấm và mạt bụi. Viêm mũi dị ứng lâu năm xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra bệnh cũng có thể được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhẹ - từng đợt
  • Vừa - nặng ngắt quãng
  • Nhẹ - dai dẳng
  • Trung bình - nặng dai dẳng

Những triệu chứng có thể không liên tục, xảy ra dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần liên tiếp. Những triệu chứng dai dẳng xảy ra trên 4 ngày/ tuần hoặc trên 4 tuần liên tục.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Histamine là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị ứng. Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, histamine nhanh chóng được giải phóng. Điều này dẫn đến viêm mũi dị ứng và làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Tác nhân gây dị ứng

Những tác nhân gây viêm mũi dị ứng gồm:

  • Cỏ phấn hoa
  • Mạt bụi
  • Lông hoặc da động vật
  • Nước bọt của mèo
  • Bào tử nấm mốc
  • Nước bọt và chất thải của gián

Tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng
Tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như cỏ phấn hoa là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Ở hầu hết mọi người, chất gây dị ứng và vô hại. Tuy nhiên ở những người viêm mũi dị ứng, chất gây dị ứng được cho là những tác nhân gây hại đang xâm nhập. Khi tiếp xúc, hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh mẽ, giải phóng những hóa chất tự nhiên vào máu nhằm bảo vệ cơ thể.

Histamine được sản sinh quá mức khiến màng nhầy trong mũi, cổ họng và mắt bị viêm, ngứa. Đồng thời hoạt động liên tục để đẩy chất nhầy gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

2. Yếu tố di truyền

Bên cạnh yếu tố môi trường, cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy, cơ địa nhạy cảm do yếu tố môi trường làm trung gian cho những phản ứng quá mức của cơ thể đối với tác nhân dị ứng. Từ đó thúc đẩy sự tiến triển của bệnh viêm mũi dị ứng.

3. Sự mất cân bằng dị ứng

Những trường hợp bị mất cân bằng dị ứng sẽ khiến cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân. Cụ thể như:

  • Thường xuyên tiếp xúc hoặc tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên.
  • Rối loạn nội tiết tố. Thường gặp ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, kinh nguyệt không đều và tiền mãn kinh.
  • Căng thẳng và lo âu quá mức.
  • Độ ẩm, nhiệt độ và những yếu tố khí hậu khác có thể khởi phát những phản ứng quá mức.
  • Sinh sống và làm việc ở nơi bị ô nhiễm môn trường
  • Virus, nấm và vi khuẩn.
  • Lối sống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra hoặc nặng hơn khi có những yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Khói thuốc lá
  • Hóa chất
  • Nhiệt độ lạnh
  • Độ ẩm và gió
  • Nước hoa
  • Keo xịt tóc
  • Khói

Triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra nhiều triệu chứng. Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Tăng chất nhầy trong mũi và cổ họng
  • Ngứa mũi
  • Ngứa mắt
  • Đau hoặc ngứa cổ họng
  • Ho
  • Chảy nước mắt
  • Thường xuyên đau đầu
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt
  • Những triệu chứng kiểu chàm
    • Da cực kỳ khô
    • Da ngứa hoặc/ và phồng rộp
    • Chảy nước
  • Phát ban
  • Cơ thể mệt mỏi quá mức
  • Thở khò khè và khó thở

Những biểu hiện của chứng viêm mũi dị ứng
Hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi... là những biểu hiện của chứng viêm mũi dị ứng

Những dấu hiệu và triệu chứng có thể giúp bác sĩ xác định viêm mũi dị ứng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mặc dù vậy một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để xác định chẩn đoán.

  • Thử nghiệm chích da: Một số chất được đặt lên da nhằm quan sát các phản ứng quá mức.
  • Xét nghiệm máu: người bệnh có thể được xét nghiệm máu hoặc kiểm tra những chất hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST). Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định nồng độ của kháng thể immunoglobulin E với một hoặc nhiều tác nhân gây dị ứng.

Biến chứng và tiên lượng

Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh lý này có tiên lượng khá tốt, việc điều trị tích cực có thể ngăn phản ứng quá mức và các triệu chứng.

Ngoài ra viêm mũi dị ứng không nằm trong nhóm bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù vậy, những trường hợp không điều trị có thể khiến các triệu chứng ngày vàng nghiêm trọng. Đồng thời gây ra những biến chứng dưới đây:

  • Niêm mạc mũi thoái hóa
  • Viêm phế quản, tăng nguy cơ viêm phổi và suy hô hấp
  • Viêm họng
  • Viêm loét vùng tiền đình mũi
  • Viêm tai giữa
  • Rối loạn giấc ngủ do những triệu chứng xảy ra vào ban đêm
  • Hen suyễn
  • Viêm xoang

Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị viêm mũi dị ứng với những phương pháp thích hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Điều trị

Các phương pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm những triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Trong đó dùng thuốc là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra người bệnh được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc và tránh tiếp xúc với dị nguyên để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.

1. Điều trị y tế

Những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng:

Thuốc

Các thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng có tác dụng  giảm bớt những phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và giảm triệu chứng. Dựa vào tình trạng, một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây sẽ được chỉ định.

  • Thuốc kháng histamin

Đây là nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có khả năng ngăn cản quá trình giải phóng histamin của cơ thể khi có tác nhân gây dị ứng. Điều này giúp kiểm soát nhanh những triệu chứng.

Thuốc kháng histamin có thể được dùng ở dạng đường uống hoặc nhỏ mũi. Những loại thường được sử dụng gồm Fexofenadin (Allegra), Desloratadin (Clarinex)...

Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin được dùng để ngăn cản quá trình giải phóng histamin của cơ thể

  • Thuốc xịt mũi Steroid

Một loại thuốc xịt mũi Steroid chẳng hạn như Corticosteroid được dùng để kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Thuốc có tác dụng ứng chế miễn dịch, kháng viêm, chống dị ứng và giảm đau do viêm.

  • Thuốc thông mũi

Người bệnh thường được yêu cầu sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian ngắn (trong vòng 3 ngày). Dung dịch và những hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm sạch mũi, giảm áp lực xoang và tình trạng nghẹt mũi.

Một số loại thuốc xịt mũi thường được sử dụng gồm Phenylephrin, Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)... Tránh dùng thuốc kéo dài vì điều này có thể gây tác dụng phụ.

  • Thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi được dùng để giảm ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và những biểu hiên liên quan.

  • Thuốc nhỏ mắt

Nếu viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt, người bệnh sẽ được dùng thuốc nhỏ mắt để giảm triệu chứng.

  • Chất ức chế leukotriene

Bên cạnh histamin, cơ thể còn sản sinh leukotriene và những hóa chất khác khiến cơ thể bị viêm và gây nhiều triệu chứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chứa chất ức chế leukotriene như Montelukast (Singulair®) có thể ngăn chặn hoạt động của leukotriene. Từ đó phòng ngừa và giảm các triệu chứng.

Chất ức chế leukotriene có thể gây một số tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, phát ban da và những cử động không tự nguyện khi dùng liều cao.

Liệu pháp miễn dịch

Nếu bị dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc tiêm hoặc liệu pháp miễn dịch. Phương pháp này giúp giảm phản ứng quá mức của cơ thể với những tác nhân gây dị ứng.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được tiêm 1 mũi trong 2 - 4 tuần, kéo dài từ 3 - 5 năm.

Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch thường chỉ được chỉ định cho những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng

Liệu pháp miễn dịch ngậm dưới lưỡi (SLIT)

Một viên thuốc chứa nhiều chất gây dị ứng sẽ được đặt dưới lưỡi. Điều này giúp giảm bớt phản ứng quá mức của cơ thể và ngăn triệu chứng. Liệu pháp miễn dịch ngậm dưới lưỡi đặc biệt phù hợp với những người bị viêm mũi và hen suyễn dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng lâu năm.

2. Chăm sóc và điều trị tại nhà

Những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà có thể tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng. Đồng thời ngăn bệnh tái phát và lạm dụng thuốc.

  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng: Nếu bị dị ứng thời tiết theo mùa,hãy thử sử dụng máy điều hòa thay vì mở của sổ. Điều này giúp hạn chế tiếp xúc với phấn hoa và ngăn những phản ứng quá mức. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng máy hút ẩm để kiểm soát tình trạng dị ứng trong nhà, không hút thuốc lá, mang khẩu trang khi ra đường và quét dọn.
  • Duy trì môi trường sống sạch sẽ:Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho phòng ốc luôn thông thoáng. Đồng thời thay chăn, ga, gối và nệm thường xuyên. Điều này giúp ngăn cơ thể tiếp xúc với khói bụi và ẩm mốc.
  • Hạn chế nuôi thú cưng: Nếu lông chó mèo là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, người bệnh cần hạn chế nuôi thú cưng trong nhà.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Súc miệng 2 lần/ ngày giúp giữ răng miệng sạch sẽ, ngăn những tác nhân gây kích ứng từ cổ họng.
  • Tránh những loại thực phẩm gây dị ứng: Trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Chẳng hạn như các loại hải sản, thịt bò, sữa... Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Ăn uống đủ chất và lành mạnh: Người bệnh được khuyên tăng cường bổ sung vitamin (như vitamin A. C, E...), khoáng chất, omega-3 và nhiều thành phần dinh dưỡng khác từ chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này giúp tăng sức đề kháng, khả năng chống viêm và chống dị ứng. Đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Giữ ấm cơ thể: Tắm nước ấm, mặc quần áo dày... để giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Điều này cũng giúp ngăn ngừa những phản ứng quá mức.
  • Dùng nước muối rửa mũi: Thường xuyên sử dụng nước muối rửa mũi giúp làm sạch mũi, rửa trôi tác nhân gây dị ứng. Từ đó giúp niêm mạc mũi luôn sạch và tránh kích ứng.
  • Một số biện pháp chăm sóc khác:
    • Tránh stress, căng thẳng và lo lắng quá mức. Nên duy trì tâm lý vui vẻ và lạc quan.
    • Giảm sử dụng thuốc Aspirin.
    • Duy trì vận động thể chất để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

Phòng ngừa

Những biện pháp dưới đây có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng:

Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng
Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng gồm mạt bụi, phấn hoa, lông hoặc vẩy da thú cung...
  • Không nuôi thú cưng nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm. Những trường hợp khác nên tắm cho thú cưng ít nhất 2 lần/ tuần.
  • Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên vệ sinh phòng và giường ngủ.
  • Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, tiếp xúc sớm với sữa bột hoặc thức ăn. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng trong tương lai (đã được chứng minh).
  • Kiểm soát tình trạng dị ứng trước khi cơ thể phản ứng bất lợi với các chất. Những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa nên dùng thuốc trước khi những triệu chứng xảy ra.
  • Duy trì thói quen luyện tập và chơi thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp sức khỏe và hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường.
  • Cố gắng cai thuốc lá.
  • Nên mang khẩu trang khi ra đường, quét dọn hoặc thực hiện công việc làm vườn. Ngoài ra nên đội mũ và mang kính râm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Trong mùa dị ứng, nên đóng cửa số thường xuyên và sử dụng máy điều hòa để thay thế.
  • Tắm ngay sau khi ra ngoài.
  • Không nên tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm.
  • Không phơi phần áo hoặc đến những nơi có số lượng phấn hoa quá cao.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

2. Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?

3. Không điều trị viêm mũi dị ứng có sao không?

4. Các biện pháp chăm sóc tại nhà là gì?

5. Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng có tác dụng phụ không?

6. Bệnh viêm mũi dị ứng bao lâu cải thiện?

7. Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

8. Viêm mũi dị ứng nên rửa mũi không?

Nhìn chung bệnh viên mũi dị ứng không được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên những biện pháp chăm sóc và điều trị có thể ngăn các triệu chứng tái phát, giảm phản ứng quá mức của cơ thể. Vì vậy người bệnh nên sớm điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh và ngăn biến chứng.