Mách Bạn 11 Bài Thuốc Đắp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cực Hay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm chủ yếu giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu tại chỗ, thư giãn xương cột sống và các dây thần kinh xung quanh. Từ đó giúp giảm cảm giác tê bì và hỗ trợ điều trị. Ngoài ra những bài thuốc này còn giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Hướng dẫn thực hiện những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

Tác dụng từ bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Do nhân nhầy thoát vị chèn ép dây thần thần kinh, thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau nhức nặng nề. Kèm theo đó là cảm giác tê bì, châm chích, yếu cơ và giảm chức năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm và những triệu chứng thường được kiểm soát bằng thuốc và vận động trị liệu. Ngoài ra một số biện pháp chăm sóc tại nhà (như chườm đắp với thảo dược) cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Hầu hết những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm có tính ấm. Khi dùng, thảo dược nhanh chóng làm ấm, thư giãn và tăng lưu thông máu tại chỗ. Điều này giúp giảm đau, giảm co thắt cơ và cung cấp máu thúc đẩy quá trình chữa lành của đĩa đệm.

Ngoài ra một số bài thuốc đắp từ gừng, lá lốt… còn chứa những hoạt chất kháng viêm và sát trùng. Khi chườm đắp lên vị trí tổn thương, những bài thuốc này nhanh chóng hấp thu, giúp giảm viêm thần kinh do đĩa đệm thoát vị. Đồng thời giảm sưng đau và mang đến cảm giác dễ chịu.

Một số tác dụng khác từ bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Tăng khả năng vận động
  • Cải thiện sự dẻo dai cho cột sống
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Giảm tê yếu

Hiệu quả thư giãn và giảm nhẹ triệu chứng từ các bài thuốc thường nhanh chóng. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giảm nhẹ triệu chứng. Thảo được không có khả năng khắc phục hoàn toàn bệnh lý.

Hướng dẫn 11 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên và lành tính, các bài thuốc đắp có độ an toàn cao. Hơn nữa việc sử dụng kiên trì và đúng cách sẽ mang đến hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Dưới đây là những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả:

1. Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Nhờ mang đến nhiều lợi ích, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt được nhiều người áp dụng. Trong đó bài thuốc đắp từ thảo dược này có khả năng giảm đau lưng và cải thiện vận động hiệu quả.

Lá lốt có tính ấm, mùi thơm và vị cay. Giã nhuyễn thảo được đắp lên vùng đau nhức giúp xoa dịu cơn đau, thư giãn cột sống, thần kinh và các cơ xung quanh. Điều này mang đến cảm giác thoải mái, cải thiện giấc ngủ và người bệnh vận động linh hoạt hơn.

Ngoài ra bài thuốc đắp từ lá lớp còn có tác dụng giãn mạch và tăng lưu thông máu. Điều này giúp đĩa đệm được nuôi dưỡng và chữa lành, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Lá lốt cũng chứa những hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn. Khi dùng có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm thần kinh, giảm sưng đau ở những khu vực tổn thương.

Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm, kháng viêm, giảm nhanh cơn đau và thư giãn tối đa

Cách 1: Lá lốt độc vị

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 nắm lá lốt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và giã nhuyễn
  • Đắp thảo dược lên vị trí đau, giữ trong 20 phút
  • Gỡ bỏ thảo dược, massage nhẹ nhàng trong 5 phút
  • Vệ sinh da với nước sạch
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần sẽ thấy cơn đau sớm thuyên giảm.

Cách 2: Lá lốt + muối hạt

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, giã nhuyễn
  • Sao nóng lá lốt với muối hạt
  • Bọc gọn hỗn hợp trong túi vải, để nguội bớt và chườm đắp lên lưng đau
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, mỗi lần 20 phút.

2. Đắp xương rồng giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ xương rồng có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình kiểm soát triệu chứng. Loại thảo dược này có tinh hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ và giảm đau nhức xương khớp.

Ngoài ra chườm xương rồng lên vị trí tổn thương còn giúp thư giãn cột sống và các cơ hỗ trợ, giảm co thắt và tăng lưu thông máu. Từ đó thúc đẩy chữa lành tổn thương, mang đến cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, xương rồng chứa một số hoạt chất có khả năng sát trùng, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Tuy nhiên khi dùng cần làm sạch gai và rửa sạch.

Cách 1: Dùng xương rồng ba chia

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng
  • 1 ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, ngâm trong nước muối khoảng 5 phút
  • Rửa xương rồng nhiều lần và để ráo
  • Giã nát xương rồng, sau đó sao nóng xương rồng cùng với muối hạt
  • Dùng túi vải bọc gọn hỗn hợp, chườm lên lưng đau
  • Thư giãn trong 15 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày, kiên trì trong 2 tuần.

Cách 2: Dùng xương rồng bẹ

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng
  • 1 ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, ngâm trong nước muối khoảng 5 – 10 phút, rửa sạch và để ráo
  • Nướng 2 mặt xương rồng trên bếp than cho đến khi nóng
  • Bọc xương rồng trong một miếng vải, chườm lên lưng đau
  • Thư giãn trong 15 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày, kiên trì trong 2 tuần.

3. Chườm đắp đu đủ xanh

Chườm đắp đu đủ xanh là một bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì 2 tuần có thể giảm nhanh các triệu chứng.

Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giảm đau, dưỡng can và hóa đàm. Đối với thoát vị đĩa đệm, chườm đắp đu đủ xanh giúp xoa dịu nhanh cơn đau, thư giãn xương cột sống và hỗ trợ chữa lành đĩa đệm.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, đu đủ giàu beta carotene, vitamin và các khoáng chất. Khi dùng có thể bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe, giảm stress và tăng khả năng kháng viêm.

Chườm đắp đu đủ xanh
Chườm đắp đu đủ xanh giúp giảm nhanh cơn đau và những triệu chứng khác của bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh.

Cách thực hiện:

  • Để nguyên vỏ và rửa sạch quả đu đủ
  • Bổ dọc quả đu đủ, bỏ hạt và ruột
  • Cắt đu đủ thành phanh khoảng 1 cm
  • Làm nóng đu đủ trong chảo nóng hoặc nướng trên bếp than cho đến khi nóng đều cả 2 mặt
  • Để nguội bớt, đắp đu đủ lên những vùng lưng đau
  • Thư giãn từ 20 – 30 phút
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày. Sau 2 tuần sẽ nhận thấy những triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Tham khảo thêm: 6 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Quả Đu Đủ Hiệu Quả, Lành Tính

4. Bài thuốc đắp từ cây chìa vôi

Nếu đang lựa chọn một bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh không nên bỏ qua bài thuốc từ cây chìa vôi. Đây là một loại thuốc nam quý, có tên khoa học Cissus modeccoides. 

Theo Y học cổ truyền, cây chìa vôi (hay bạch liễm, bạch phấn đằng…) có vị đăng nhẹ, hơi chua, tính mát. Thảo dược có công dụng hành huyết, tán kết và giải độc. Chính vì thế mà cây chìa vôi thường được sử dụng trong đều trị đau nhức cơ xương, phong thấp, chấn thương, tụ máu, đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, cây chìa vôi có chứa acid hữu cơ, saponin, phenolic và acid amin. Ngọn và lá có chứa vitamin C, chất xơ, glucid, caroten… Đây đều là những thành phần có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và những bệnh lý xương khớp khác.

Dùng bài thuốc đắp từ cây chìa vôi giúp giảm đau lưng, giảm co thắt, cải thiện vận động và tăng tốc độ phục hồi tổn thương.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm cây chìa vôi và lá
  • 1 ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và để ráo cây chìa vôi
  • Đập dập thảo dược, xào nóng với muối hạt
  • Bọc hỗn hợp trong miếng vải, đắp lên vùng lưng đau
  • Thư giãn trong 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.

5. Bài thuốc đắp từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu còn được gọi là Ngải diệp, thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên khoa học Folium Artemisiae Argyi. Thảo dược này có tính ấm, vị đắng và cay. Khi dùng ngải cứu giúp làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, cầm máu vết thương và an thai.

Dùng ngải cứu chườm đắp giúp thư giãn cột sống và các mô xung quanh, giảm đau và cứng khớp, cải thiện lưu thông máu tại chỗ. Điều này giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giảm nhanh triệu chứng.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, ngải cứu chứa những thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn, cầm máu, giảm ho, hóa đờm. Dùng tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng an thần (nhờ chứa Barbital sodium).

Bài thuốc đắp từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ ngải cứu giúp làm ấm và tăng lưu thông máu tại chỗ, hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 1 nắm ngải cứu tươi
  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, để ráo nước
  • Sao nóng các thảo dược với muối hạt
  • Cho hết hỗn hợp vào túi vải và buộc chặt. Đặt lên vùng lưng đau trong 20 phút
  • Sao nóng hỗn hợp và chườm thêm một lần nữa
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Sau vài ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.

6. Bài thuốc đắp từ lá đại tướng quân

Không thể phủ nhận hiệu quả giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm từ lá đại tướng quân. Cây đại tướng quân còn được gội là Náng, tên khoa học Crinum asiaticum L., thuộc họ Thuỷ tiên – Amaryllidacea, toàn thân được dùng để làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, cây đại tướng quân có tính mát, vị cay, có tác dụng tán ứ, thông huyết, giảm đau và tiêu sưng (hiệu quả đạt được thường nhanh chóng). Chính vì thế, vị thuốc này thường được dùng để làm bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, thuốc điều trị viêm đau xương khớp và bong gân.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lá đại tướng quân chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt hàm lượng hoạt chất ancaloit trong lá náng có khả năng điều trị phì đại tuyến liền liệt.

Nguyên liệu:

  • 2 lá đại tướng quân
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đại tướng quân đã chuẩn bị, để ráo và cắt thành từng khúc ngắn
  • Cho lá đại tướng quân và muối hạt vào chảo, sao nóng
  • Dùng miếng vải mềm bọc gọn hỗn hợp, chườm lên lưng đau 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Kiên trì trong 1 tuần.

7. Bài thuốc đắp từ gừng chữa thoát vị đĩa đệm

Đây là một cách điều trị thoát vị đĩa đệm đơn giản và dễ thực hiện. Nhờ đặc tính ấm và chứa những hoạt chất kháng viêm, đắp gừng lên vùng thoát vị giúp giảm đau lưng, đau cổ. Đồng thời giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến đĩa đệm bị thương và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Ngoài ra bài thuốc đắp từ gừng còn có tác dụng thư giãn các đốt sống và cơ xung quanh, hỗ trợ thư giãn và giảm kích thích thần kinh. Điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau và ngăn viêm, người bệnh vận động linh hoạt hơn.

Bài thuốc đắp từ gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ gừng giúp kháng viêm, giảm đau, tăng tốc độ chữa lành đĩa đệm thoát vị

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch
  • Cắt gừng thành từng lát và giã nát
  • Cho gừng vào túi vải, chườm lên lưng đau, thư giãn trong 15 phút
  • Thực hiện 1 lần/ ngày sẽ thấy cơn đau nhanh chóng thuyên giảm.

Tham khảo thêm: Chia Sẻ 7 Cách Dùng Gừng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả

8. Bài thuốc đắp từ cây cỏ xước

Bài thuốc đắp từ cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm không chỉ an toàn mà còn hiệu quả. Đây là một loại thuốc nam quý, thường góp mặt trong những bài thuốc điều trị bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Cỏ xước còn được gọi là Ngưu tất, tên khoa học Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, thảo được chứa saponin tritecpenoid, các nguyên tố vi lượng, 12 lọai amino acid và alkaloids, arginine (Arg)…

Với những thành phần hóa học nêu trên, cây cỏ xước có tác dụng giãn mạch hạ áp, thúc đẩy tổng hợp protein. Từ đó đẩy nhanh quá trình chữa lành đĩa đệm. Đặc biệt thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau.

Theo Y học cổ truyền, cây cỏ xước có tính ôn, vị đắng và chua. Thảo dược có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ bế. Ngoài ra cây cỏ xước còn có tác dụng làm mạnh cơ gân, bổ can thận, giảm đau, kháng viêm, rất tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • 50 gram rễ cỏ xước
  • 50 gram lá lốt
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây cỏ xước và lá lốt, thái nhỏ
  • Sao nóng các vị thuốc với một nắm muối hạt
  • Cho hỗn hợp vào túi vải, buộc chặt, đặt lên vùng lưng đau
  • Thư giãn 20 phút trong khi chườm ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày. Sau vài ngày sẽ giảm bớt cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

9. Đắp dây đau xương

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ dây đau xương có thể mang đến lợi ích như mong đợi. Thảo dược này nổi tiếng với khả năng giảm đau lưng và đau nhức xương khớp.

Dây đau xương thuộc họ Tiết đề Menispermaceae, tên khoa học Tinospora sinensis Merr. Thảo dược có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can. Dây đau xương có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp; chủ trị đau nhức cơ khớp, đau xương, đau lưng, phong thấp tê bại.

Ngoài ra loại thảo được này còn có tác dụng an thần và lợi tiểu. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, dây đau xương có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với những vị thuốc khác, dùng chườm đắp hoặc sắc uống đều mang đến nhiều lợi ích.

Đắp dây đau xương
Đắp dây đau xương giúp thư cân hoạt lạc, giảm đau lưng và đau nhức xương khớp hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 nắm dây đau xương.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nhỏ dây đau xương
  • Thêm vào một ít nước, trộn đều
  • Đắp trực tiếp dây đau xương lên những khu vực bị đau
  • Thư giãn từ 30 – 60 phút
  • Rửa sạch thảo dược với nước ấm
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

10. Chườm đắp lá đinh lăng

Đinh lăng là cây thuốc quý, thường góp mặt trong những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa ho ra máu và kiết lỵ.

Ngoài ra giã đắp lá đinh lăng giúp giảm sưng tấy, chữa sưng đau xương khớp, đau lưng và tê thấp. Ngoài lá, thân và rễ đinh lăng đều được ứng dụng trong điều trị bệnh lý xương khớp, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đinh lăng, để ráo nước
  • Cho thảo dược vào cối, giã nát và sao nóng
  • Bọc đinh lăng trong một miếng vải sạch và chườm đắp lên lưng đau
  • Thư giãn 20 phút. Tiếp tục sao nóng và chườm đắp thêm một lần nữa
  • Thực hiện mỗi ngày. Kiên trì trong 2 tuần.

11. Bài thuốc đắp từ cây mần ri

Thêm cây mần ri vào bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh. Theo Y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, vị cay, hơi đắng. Khi dùng, cây mần ri mang đến hiệu quả giải độc, bổ khí, dưỡng huyết, giảm đau và tiêu viêm.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, alucocleomin, glucocapparin, glycosid… trong cây mần ri đều là những thành phần thảo được có lợi cho sức khỏe tổng thể. Những dưỡng chất này có tác dụng kháng viêm, xoa dịu nhanh cơn đau, giảm cứng và co thắt cơ. Từ đó tăng cảm giác thoải mái và cải thiện vận động.

Bài thuốc đắp từ cây mần ri cũng giúp tăng cường lưu thông máu. Điều này giúp tăng khả năng chữa lành đĩa đệm thoát vị.

Bài thuốc đắp từ cây mần ri
Bài thuốc đắp từ cây mần ri có khả năng giảm đau, hỗ trợ vận động và tăng cường lưu thông máu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm cây mần ri tươi
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây mần ri, để ráo
  • Cho thảo được vào chảo và sao nóng
  • Bọc cây mần ri trong một chiếc khăn, buộc chặt
  • Chườm đắp thảo dược lên vùng lưng đau
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục 2 tuần.

Lưu ý khi dùng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ triệu chứng (như viêm đau), cải thiện tuần hoàn máu và thư giãn cột sống. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ nên dùng như một biện pháp hỗ trợ. Bệnh thoát vị đĩa đệm không được khắc phục hoàn toàn khi chườm đắp.

Ngoài ra người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc đắp. Những bài thuốc này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng nên dùng thuốc giảm đau theo chi định.

Một số lưu ý khác:

  • Kiên trì và thực hiện bài thuốc đúng cách để đạt hiệu quả tối đa.
  • Nên kết hợp những bài thuốc đắp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Luôn rửa sạch thảo dược trước khi dùng.
  • Hãy áp dụng những phương pháp thích hợp hơn nếu chườm đắp thảo dược không mang đến hiệu quả sau 7 ngày áp dụng.
  • Không nên chườm đắp ở những khu vực có vết thương hở.
  • Không tiếp tục bài thuốc đắp nếu bị kích ứng da.
  • Mặc dù có độ an toàn cao nhưng người bệnh được khuyên không lạm dụng các cách chữa bệnh từ thảo dược.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, giữ tư thế đúng trong sinh hoạt… có thể hỗ trợ điều trị.

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm nhẹ cơn đau, thư giãn cột sống, tăng lưu thông máu và hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên những bài thuốc này không thể khắc phục hoàn toàn đĩa đệm thoát vị. Vì vậy những trường hợp nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách chữa.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger